Trắc nghiệm sinh học 10, Chương I. Thành phần hóa học của tế bào (đề 02)

Thứ năm - 21/05/2020 11:15
Bài tập trắc nghiệm sinh học 10, phần hai. Sinh học tế bào, Chương I. Thành phần hóa học của tế bào, có đáp án
Câu 21. Hãy ghi chú thích thay cho các số 1, 2, 3 trên hình 1.
a) Nhóm amin.
b) Nhóm cacbôxyl.
c) Gốc R



Câu 22. Hãy chọn cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau :
Khi hai phân tử axit amin liên kết với nhau ...(1)... thì có một phân tử H2O đươc tạo thành và hợp chất gom ...(2)... được gọi là đipeptit. Nêu có ba axit amin được gọi là ...(3)... và nêu trong chuỗi có ...(4)... sẽ được goi là pôlipeptit.
a) Hai axit amin.
b) Bằng liên kết peptit.
c) Tripeptit.
d) Rất nhiều axit amin.

Câu 23. Chọn phương án trả lời đúng nhất.
1. Yếu tố nào sau đây quy định cấu trúc bậc 1 của prôtêin ?
a) Độ bền của các liên kết peptit.
b) Số lượng của các axit amin.
c) Trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
d) Cả b và c.
2*. Cấu trúc bậc I của prôtêin có vai trò quan trọng như thế nào?
a) Xác định tính đặc thù và đa dạng của prôtêin.
b) Quy định cấu trúc bậc 2 và bậc 3 của prôtêin.
c) Quy định lính chất lí, hoá học cưa prôtêin.
d) Cả a và b.

Câu 24. Chọn phương án trả lời đúng.
1. Nhóm chất nào gồm toàn prôtêin
a) Anbunin, globulin, côlagen.
b) Anbumin, glôbulin. phôtpholipit.
c) Anbumin, globulin, colestêron.
d) Glôbulin, côlagen, phôtpholipit.
2. Hậu quả của sự sai lệch trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit là gì ?
a) Cấu trúc của prôtêin bị biến đổi.
b) Không biến đổi hoạt tính của prôtêin.
c) Không gây nên bệnh tật cho cơ thể.
d) Cả a, b và c.

Câu 25. Chọn phương án trả lời đúng.
1. Chất nào sau đây là đơn phân của phân tử prôtêin?
a) Nuclêôtit.
b) Axit amin.
c) Glucôzơ.
d) Hêmôglôbin.
2. Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi:
a) Nhóm amin của các axit amin
b) Nhóm R – của các axit amin.
c) Liên kết peptit.
d) Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin trong phân tử prôtêin.
3. Cấu trúc của phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi :
a) Liên kết phân cực cưa các phân tử nước.
b) Nhiệt độ.
c) Sự có mặt của khí O2.
d) Sự có mặt của khí CO2.

Câu 26. Chọn phương án trả lời đúng.
Chức năng của prôtêin là :
a) Cấu tạo nên tất cả cấu trúc sống.
b) Làm xúc tác sinh học (enzim) và điều chính glucôzơ trong máu.
c) Chuyên chở (hêmôglôbin) và bảo vệ (kháng thể).
d) Cả a, b và c.

Câu 27.  Chọn phương án trả lời đúng nhất.
1. Axit nuclêic là gì?
a) Là hợp chất hữu cơ có tính axit được chiết xuất chủ yếu từ nhân tế bào
b) Là hợp chất đại phân tử.
c) Là vật chất mang thông tin di truyền.
d ) Cả a, b và c.
2. Có những loại axit nuclêic nào ?
a) Axit đêôxiribônuclêic (ADN).
b) Axit ribônuclêic (ARN).
c) Axit xitric.
d) Cả a và b.

Câu 28. Chọn phương án trả lời đúng nhất.
1. Sự khác nhau giữa ADN và ARN là :
a) Trong thành phần của ADN có đường đêôxiribôzơ.
b) Trong thành phần cua ARN có đường ribôzơ.
c) Trong ADN có 4 loại bazơ nitơ là A. T, G, X ; trong ARN cũng có 4 loại bazơ nitơ. nhưng T được thay bằng U.
d) Cả a, b và c.
2. Thành phần của một nuclêôtit gồm :
a) Axit phôtphoric.
b) Bazơ nitơ.
c) Đường.
d) Cả a, b và c.

Câu 29. Thực hiện ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và ghi kết quả vào cột 3.
Axit nuclêic
(1)
Đặc điểm
(2)
Ghi kết quả
(3)
1. ADN
2. ARN
a) 4 loại bazơ nitơ là A, U, G, X.
b) 4 loại bazơ nitơ là A, T, G, X.
 c) Đường đêôxiribôzơ.
d) Đường ribôzơ.
e) Axit phôtphoric.

 
1……..
2……..


Câu 30. Chọn phương án trả lời đúng.
1* Thế nào là liên kết phôtphodieste?
a) Là liên kết hoá trị giữa axit phôtphoric của một nuclêôtit với đường của nuclêôtit bên cạnh
b) Là liên kết hidrô giữa : nuclêôtit cạnh nhau
c) Là liên kết hóa trị giữa bazơ nitơ của một nuclêôtit với bazơ nitơ của
nuclêôtit bên cạnh.
2. Yếu tố nào quy định tính đặc thù và đa dạng của ADN?
a) Độ bền của các liên kết hoá trị và liên kết hiđrô trên phân tử ADN.
b) Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit.
c) Trình tự sắp xếp các gen trên ADN.
d) Cả a và b.

Câu 31. Hãy chọn cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau :
Axit nuclêic ...(1)... và ARN. Axit nuclêic là một chuỗi ,..(2)... được tạo thành, do các nuclêôtit kết hợp với nhau ...(3)... nhờ liên kết ...(4)...
a) Phôtphođieste.
b) Gồm có ADN.
c) Pôlinuclêôtit.
d) Theo nguyên tắc đa phân.

Câu 32.  Chọn phương án trả lời đúng.
1. Các loại ARN là :
a) ARN thông tin (mARN).
b) ARN ribôxôm (rARN).
c) ARN vận chuyển (tARN).
d) Cả a, b và c.
2. Chức năng của ADN :
a) Là vật chất mang, bảo quản thông tin di truyền.
b) Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ.
c) Phiên mã cho ra các ARN (từ ARN sẽ dịch mã tạo ra prôtêin đặc thù qui định tính trạng cha sinh vật).
d) Cả a, b và c.
3. Chức năng của ARN là :
a) Là vật chất mang thông tin di truyền ở một số virut.
b) Dịch mã để tạo nên các prôtêin đặc thù.
c) ARN thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
d) Cả a, b và c.

Câu 33. Thực hiện ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và ghi kết quả vào cột 3.
Axit nuciêic
(1)
Chức năng
(2)
Ghi kết quả
(3)
1. ADN
2. ARN

 
a) Là vật chất mang thông tin di truyền ở một số virút.
b) Dịch mã tạo nên các prôtêin đặc thù.
c) Phiên mã cho ra các ARN.
d) Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ.
e) Là vật chất mang thông tin di truyền mã hoá trong các mã bộ ba nuclêôtit.
1………
2………

 

Câu 34. Hãy chọn cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau :
ADN là ...(1)... được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là
(A, T. G. X). Các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết hoá trị tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit theo chiều 5' -> 3'. Các nuclêôlit ở hai chuỗi của phân tử ADN liên kết với nhau theo ...(3)... : A liên kết với T bằng 2 liên kết hidrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. Chức năng của ADN là mang, bảo quản và truyền đạt ...(4)...
a) Đại phân tử.
b) Thông tin di truyền.
c) Nguyên tắc bổ sung.
d) Các nuclêôtit.

Câu 35. Chọn phương án trả lời đúng.
1. Đại phân tử ADN được cấu tạo từ các đơn phân nào ?
a) Axit amin.
b) Nuclcôtit.
c) Glucôzơ.
d) Cả a và b.
2. Trong AND, các đơn phân liên kết với nhau nhờ liên kết nào ?
a) Phôtphođieste
b) Hiđrô.
c) Peptit.
d)Cả a và b.
3. Chuỗi nào tạo nên mạch đơn của ADN ?
a) Chuỗi phân tử glucôzơ.
b) Chuỗi axit amin.
c) Chuỗi pôlinuclêôtit.
d) Cả b và c.

Câu 36. Hãy chọn cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2. 3 để hoàn chỉnh các câu sau :
ARN là ...(1)... được cấu tạo từ ...(2)... Có bốn loại đơn phân tham gia cấu trúc nên ARN là A, U, G. X. Có ba loại ARN là mARN, tARN và rARN. Mỗi loại có ...(3)... khác nhau trong quá trình truyền và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin.
a) Cấu trúc và chức năng.
b) Axit ribônuclêic.
c) Một chuỗi nuclêôtit.

Câu 37. Thực hiện ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp vì ghi kết quả
vào cột 3.
Các loại liên kết
(1)
Vai trò
(2)
Ghi kết quả
(3)
1. Liên kết hiđrô
2. Liên kết phôtphođieste
3. Liên kết peptit

 
A. Liên kết các axit amin tạo thành mạch pôlipeptit
B. Liên kết các nuclêôtit trong ADN và ARN.
C. Có vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc không gian của ADN, prôtêin.


 
1……
2……
3……
 ------------
ĐÁP ÁN
Câu 21. (1.C, 2.A, 3.B)
Câu 22. (1.B, 2.A, 3.C, 4.D)
Câu 23. (1.C, 2.D)
Câu 24. (1.A, 2.A)
Câu 25. (1.B, 2.D, 3.B)
Câu 26. D
Câu 27. (1.D, 2.D)
Câu 28. (1.D, 2.D)
Câu 29. (1-B,C,E; 2-A,D,E)
Câu 30. (1.A, 2.B)
Câu 31. (1.B, 2.C, 3.D, 4.A)
Câu 32. (1.D, 2.D, 3.D)
Câu 33. (1-A,C,D,E; 2-A,B)
Câu 34. (1.A, 2.D, 3.C, 4.B)
Câu 35. (1.B, 2.A, 3.C)
Câu 36. (1.B, 2.C, 3.A)
Câu 37. (1.C, 2.B, 3.A)

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây