Trắc nghiệm Vật lí 10, Bài 17. Động năng. Thế năng

Thứ hai - 08/06/2020 11:59
Tóm tắt lí thuyết và giải bài tập trắc nghiệm Vật lí 10, Bài 17. Động năng. Thế năng, Có đáp án
 
TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Động năng
- Động năng của một vật là năng lượng do vật chuyển động mà có.
Động năng có giá trị bằng một nửa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật
- Công thức: Wđ =
mv2
- Đơn vị động năng là Jun
- Động năng là đại lương vô hướng luôn luôn dương và co tính tương đối

2. Định lí động năng
Độ biến thiên động năng của một vật bằng công cua ngoại lực tác dụng lên vật: A12 = m  - m
Trong đó A12 là công do lực  thực hiện trên độ dời S từ vị trí 1 đến vị trí 2

3. Thế năng trọng trường
- Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường
- Công thức: Wt = mgZ với Z là độ cao của vật so với mặt đất
- Đơn vị thế năng là Jun
- Chú ý:
• Khi tính độ cao Z, ta chọn chiều dương của Z hướng lên
• Khi Z = 0  Wt = 0: ta nói mặt đất được chọn làm mốc (hay gốc) thế năng
- Công của trọng lực bằng hiệu thế năng của vật tại vị trí đầu và vị trí cuối, tức bằng độ giảm thế năng của vật: A12 = Wt1 – Wt2

4. Thế năng đàn hồi
- Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi
- Công thức: Wt = kx2
với x là độ biến dạng của lò xo (vật đàn hồi)
- Công của lực đàn hồi bằng độ giảm thế năng đàn hồi:
A12 = k  - k

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
17.1. Chọn câu đúng:
A. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động với gia tốc không đổi
B. Động năng của vật không đổi khi vật chuyển động tròn đều
C. Động năng của vật tăng khi độ lớn gia tốc của vật tăng
D. Động năng của vật giảm khi các lực tác dụng lên vật sinh công dương

17.2. Chọn câu sai:
A. Động năng của vật không đổi khi lực tác dụng lên vật vuông góc với vận tốc của vật
B. Động năng có tính tương đối
C. Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên động năng là đại lượng vectơ
D. Động năng của vật thay đổi khi hợp lực tác dụng lên vật cùng phương với vận tốc của vật

17.3. Chọn câu đúng
Một vật chuyển động có khối lượng và vận tốc thay đổi. Động năng của vật không đổi khi
A. Khối lượng tăng 2 lần vận tốc giảm 2 lần
B. Khối lượng giảm 2 lần, vận tốc tăng 2 lần
C. Khối lượng tăng 2 lần, vận tốc giảm 4 lần
D. Khối lượng tăng 4 lần, vận tốc giảm 2 lần

17.4. Một toa tàu khối lượng 8 tấn, sau khi khởi hành đã chuyển động nhanh dần đều với gia tốc lm/s2. Động năng của toa tàu sau l0s kể từ lúc khởi hành là:
A. 4.105J
B. 6.105J
C. 106J
D. 5106J

17.5. Một ôtô có khối lượng 5 tấn đang chuyển động thì hãm phanh để chuyển động chậm dần đều và dừng lại. Động năng của ô tô lúc hãm là 2,5.105 và gia tốc sau khi hãm là 1m/s2 . Quãng đường ô tô đi được kể từ lúc hãm đến lúc dừng lại là:
A. 25m
B. 50m
C. l00m
D. 150m

17.6. Một vật khối lượng m = l00g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc đầu vo = 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật sau khi ném 0,5s là:
A. 1,25J
B. 1,50J
C. 2,15J
D. 2,60J

17.7. Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm nhẹ làm động năng của nó giảm đi 6,25.104J. Vận tốc của ô tô ngay sau khi hãm là bao nhiêu?
A. 15 km/h
B. 30 km/h
C. 36 km/h
D. 45 km/h

17.8. Một viên đạn khối lượng m = 20g bắn vào bức tường dày 20cm với vận tốc v1 = 500 m/s. Khi ra khỏi bức tường vận tốc viên đạn là vo = 200 m/s. Lực cản của bức tường lên viên đạn là bao nhiêu?
A. 2,3.102N
B. 5,8102N
C. 4,3103N
D. 10,5103N

17.9. Một ô tô khối lượng m = 2 tấn đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc v = 54 km/h thì hãm phanh. Lực hàm có độ lớn |F| =11250N. Quãng đường để ôtô dừng lại kể từ lúc hãm phanh là bao nhiêu?
A. l0m
B. 15m
C. 20m
D. 25m 

17.10. Một máy bay chiến đấu đang bay với vận tốc v = 1080km/h thì bắn ra một quả đạn. Biết rằng quả đạn bắn ra cùng hướng với chuyển động của máy bay chiến đấu và có vận tốc v­o = 500m/s đối với máy bay này. Khối lượng viên đạn là m = 2kg. Động năng của viên đạn (đối với đất) là bao nhiêu?
A. 52.104J
B. 64.104J
C. 85.104J
D. 96.104J

17.11. Một cái máng gồm hai phần: Phần AB đặt nghiêng và phần BCD được uốn thành hình tròn bán kính R nằm trong mặt phẳng thẳng đứng chứa phần máng AB. Một vật được thả ra trên phần máng AB cho trượt xuống từ độ cao h, sau đó nó sẽ tiếp tục chuyển động trong máng hình tròn. Bỏ qua ma sát khi vật chuyển động. Độ cao tối thiểu (hmin) để vật lên tới được điểm cao nhất D trên máng hình tròn là bao nhiêu?

A. hmin = R
B. hmin = 1,5R
C. hmin = 2R
D. hmin = 2,5R

17.12. Chọn câu đúng
A. Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường và vận tốc của vật đó
B. Khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm nên trọng lực Sinh công âm
C. Thế năng của hệ kín gồm vật - trái đất luôn luôn lớn hơn thế năng của vật trong trọng trường
D. Thế năng trọng trường được xác định sai kém một hằng số cộng

17.13. Chọn câu sai
A. Công của trọng lực không phụ thuộc hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc các vị trí đầu và cuối
B. Động năng của một vật tăng thì thế năng của vật ấy cũng tăng,
C. Khi vật đi từ thấp lên cao thì công trọng lực là công cản
D. Khi vật chuyển động trên một quỹ đạo khép kín thì công trong lực bằng 0

17.14. Chọn câu đúng
A. Một vật nằm yên thì chắc chắn thế năng bằng 0
B. Một vật chuyển động thì chắc chắn có thế năng khác không
C. Khi độ biến dạng của lò xo tăng gấp đôi thì thế năng đàn hồi của lò xo ấy tăng gấp 4
D. Khi độ biến dạng của lò xo tăng thêm thì công của lực đàn hồi là công động

17.15. Một vật nặng khối lượng m = 2kg có thế năng 60J đối với mặt đất. lấy g = 10m/s2. Vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 1m
B. 2m
C. 3m
D. 4m
 
17.16. Một vật nặng khối lượng 3kg được chuyển từ đáy giếng sau 5m (so với mặt đất) lên độ cao 2m (so với mặt đất). Lấy g = 10m/s2. Công của trọng lực khi di chuyển vật nói trên là bao nhiêu?
A. -210J
B. 210J
C. -315J
D. 350J

17.17. Hai vật có khối lượng m1 = 2,5kg và m2 = 1kg được móc vào hai ròng rọc B (cố định) và C (di động) như hình vẽ. Thả cho hệ chuyển động từ nghỉ. Bỏ qua khối lượng ròng rọc và dây nối. Lấy g = 10m/s2. Khi m1 đi được 1m thì thế năng của hệ tăng hay giảm bao nhiêu?

A. Tăng 10J
B. Giảm 10J
C. Tăng 20J
D. Giảm 20J

17.18. Một lò xo lúc đầu không biến dạng. Tác dụng lực F dọc theo trục của lò xo thì nó dãn ra 2cm và thế năng đàn hồi của lò xo lúc này là 3.102J. Độ cứng k của lò xo là bao nhiêu?
A. 70N/m
B. l00N/m
C. 150N/m
D. 200N/m

17.19. Một lò xo lúc đầu không biến dạng. Tác dụng lực F = 5N dọc theo trục của lò xo thì nó dãn ra 4cm. Thế năng đàn hồi của lò xo lúc nay la bao nhiêu?
A. 0,05J
B. 0,10J
C. 0,15J
D. 0,20J

17.20. Một lò xo có độ cứng k = l00N/m. Công lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn từ 2cm đến 3cm là bao nhiêu?
A. 2,0.102J
B. -2,5.102J
C. 3.102J
D. -35.102J

17.21. Một lò xo có độ cứng k = 50N/m treo thẳng đứng. Đầu dưới lò xo có treo vật nặng khối lượng m = l00g. Lấy g = l0m/2 và chọn mốc thế năng tại vị trí đầu dưới của lò xo lúc nó không biến dạng. Thế năng tổng cộng của hệ lò xo - vậy lúc vật ở vị tri cân bằng la bao nhiêu?
A. -0,01J
B. 0,01J
C. -0,03J
D. 0,03J

ĐÁP ÁN
17.1.B 17.2.C 17.3.D 17.4.A 17.5.B
17.6.A 17.7.C 17.8.D 17.9.C 17.10.B
17.11.D 17.12.D 17.13.B 17.14.C 17.15.C
17.16.A 17.17.D 17.18.C 17.19.B 17.20.B
17.21.A  
  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây