Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 2. Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII

Thứ ba - 03/03/2020 10:16
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 2. Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CÁCH MẠNG
1. Sự phát triển kinh tế
- Từ giữa thế kỉ XVI, quan hệ tiền tệ đã thâm nhập vào nông thôn Anh làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh doanh:
+ Lãnh chúa phong kiến và một bộ phận nông dân chuyển sang nuôi cừu, bán lông cừu.
+ Nhiều công trường sản xuất len dạ xuất hiện.
+ Nhiều ngành công nghiệp lớn mạnh.
+ Nhiều ngân hàng ra đời.
+ Việc buôn bán phát đạt và do thương nhân nắm giữ.

2. Những biến đổi về xã hội
- Nông dân bị mất ruộng đất phải bán sức lao động cho tư bản.
- Một số địa chủ trở thành quý tộc mới.
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt, dẫn tới cuộc đấu tranh chống chế độ phomg kiến, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG (Tóm tắt theo bảng thông kê sau)
Giai đoạn Niên đại Sự kiện chủ yếu
Giai đoạn I -
1642-1648




Giai đoạn
1649-1688    
- Năm 1640
- Tháng 1-1642
- 22-8-1642
- 14-6-1645
- Mùa xuân 1648
- 30-1-1649
- Năm 1653
- Tháng 11-1688
 
     

- Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, mầm móng cuộc nội chiến xuất hiện.
- Sác-lơ I chạy lên miền Bắc chuẩn bị lực lượng.
- Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc ,hội - nội chiến bắt đầu.
 - Quân đội nhà vua thát bại, Sác-lơ I bị bắt.
 - Sác-lơ I tiếp tục chiến tranh chống quốc hội nhưng bị thất bại - nội chiến kết thúc.
- Sác-lơ I bị xử từ, nước Anh trở thành cộng hoà.
- Ô.Crôm-oen trở thành Bảo hộ công chế độ độc tài quân sự được thiết lập.
 - Ô.Crôm-oen chết.
 - Năm 1660 - Con Sác-lơ I là Sác-lơ III lên ngôi vua.
 - V.Ô-ran-giơ cùng 12.000 quân đổ bộ vào Anh, chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

III. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG
1. Tính chất
- Cách mạng của quý tộc mới và tư sản lãnh đạo.
- Quần chúng nhân dân giữ vai trò quyết định thắng lợi cho cách mạng.
- Quý lộc mới và tư sản nắm chính quyền, không đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
- Sự nhượng bộ cùa quý tộc mới và tư sản đã dẫn đến thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
Vì vậy, cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

2. Ý nghĩa
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Từ thế kỉ XVI, quan hệ sản xuất nào đã thâm nhập vào nông thôn Anh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh doanh?
A. Quan hệ kinh tê nông nghiệp.
B. Quan hệ kinh tế công nghiệp.
C. Quan hệ kinh tế tiền tệ.
D. Tất cả các quan hệ kinh tế trên.

2. Trong các ngành sản xuất ở Anh, ngành nào đóng vai trò quyết định nhất ở thế kỉ XVI?
A. Sản xuất thu cong nghiệp.
B. Sản xuất nông nghiệp.
c. Sản xuất len dạ.
D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.

3. Vì sao người nông dân ở Anh phải ra thành thị bán sức lao dộng cho tư bản hay di cư sang Tây bán cầu?
A. Họ bị mất ruộng đất.
B. Họ bị bọn địa chủ bóc lột tàn nhẫn,
C. Họ muôn tìm cuộc sống no đủ hơn.
D. Tất cả các lí do trên.

4. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản, chủ nghĩa, trở thành những tầng lớp nào?
A. Tư sản công nghiệp.
B. Tư sản nông nghiệp.
C. Địa chủ mới.
D. Quý tộc mới.

5. Trước cuộc cách mạng tư sản, ở Anh nảy sinh mâu thuẫn nào mới?
A. . Mâu thuần giữa nông dân với quý tộc địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới.
D . Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản.

6. Trong khoảng thời giam nào dưới đây đã diễn ra cuộc nội chiến ở Anh?
A. Tháng 01 - 1642.
B. Ngày 14 - 6 - 1645.
C. Ngày 22 - 8 - 1642.
D. Ngày 14 - 6 - 1642.

7. Cuộc nội chiến ở Anh thế kỉ XVI diễn ra giữa các thế lực nào?
A. Vua Sac-lơ-I với quý tộc mới.
B. Vua Sác-lơ- I với Quốc hội.
C. Quý tộc mới với nông dân.
D. Tư sản với địa chủ phong kiến.

8. Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao?
A. Năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử.
B. Năm 1648, quân của Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.
C. Năm 1658, quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ.
D. Năm 1689, tư sản và quý tộc mới đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua.

9. Khi nước Anh trở thành nước cộng hòa, mọi quyền hành nằm trong tay giai cấp nào?
A. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến.
B. Tư sản và nông dân.
C. Quý tộc mới và tư sản.
D. Quý tộc mới, tư sản và nông dân.

10. Lực lượng nào là lực lượng chủ yếu tham gia vào Cách mạng tư sản Anh để chống lại chế độ phong kiến?
A. Công nhân và nông dân.
B. Nông dân và binh lính.
C. Quý tộc mới và tư sản.
D. Nông dân và quý tộc mới.

11. Chế độ độc tài quân sự ở Anh được thiết lập vào thời gian nào? Do ai đứng đầu?
A. Năm 1649. Do Sác-lơ I đứng đầu.
B. Năm 1660. Do Sác-lơ III đứng đầu.
C. Năm 1689. Do Vin-hem Ô-ran-giơ đứng đầu.
D. Năm 1653. Do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.

12. Vai trò lãnh dạo cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII thuộc về giai cấp và tầng lớp nào?
A. Quý tộc mới và nông dân.
B. Tư sản và thợ thủ công.
C. Quý tộc mới và tư sản.
D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp trên.

13. Cách mạng tư sản Anh đã từng gây tiếng vang lớn ở châu Âu, nhưng vì sao nó lại là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Không đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
B. Kết thúc bằng sự nhượng bộ của quý tộc mới và tư sản cầm quyền.
C. Lập ra chế độ quân chủ lập hiến.
D. Tất cả các lí do trên.

14. Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Nội chiến.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. Nội chiến kết hợp với chiến tranh giái phóng dân tộc.
D. Bạo động của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.

15. Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”. Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh
C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
D. Cách mạng tư sản Pháp.

16. Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để bởi yếu tố nào sau đây?
A. Là cuộc cách mạng chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, quyền lợi của nông dân lao động không được đáp ứng.
B. Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Là cuộc cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Là cuộc cách mạng đưa nước Anh trở thành nước cộng hoà.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
C C A D B
6 7 8 9 10
C B A C B
11 12 13 14 15
D C D A B
16  
A  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây