Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 28: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Thứ sáu - 20/03/2020 10:34
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 28: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929
1. Tinh hình kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Cùng với lợi thế đó, việc cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
- Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo công nghiệp tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và nói chung, không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

2. Tình hình chính trị, xã hội
- Thơi kì tăng trưởng cao của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 gắn liền với sự cầm quyền của các tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa.
- Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi trong các ngành công nghiệp than, luyện thép, vận tải đường sắt. Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Đảng Cộng sản công nhân Mĩ và Đảng Cộng sản Mĩ ra đời trước đó (1919), đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ
- Trong khi giai cấp tư sản Mĩ hết lời ca ngợi sự phồn vinh của nền kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bất ngờ bùng nổ vào tháng 10-1929, chấm dứt thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ.
- Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Oóc. Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ.

2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ph.Ru-dơ-ven
- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ph.Ru-dơ- ven đã thực hiện chính sách mới. Chính sách mới đà giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ph.Riu-dơ-ven là Tổng thống duy nhất trong lịch sử nước Mĩ suốt bốn nhiệm kì.
- Về đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ La-tinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình, và thiết lập ngoại giao với Liên Xô.
- Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trà lời đúng.
1. Nước Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vào thời gian nào?
A.Tháng 4 - 1917.
B. Tháng 2 - 1916.
C. Tháng 5 - 1916.
D. Không hề tham gia.

2. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế của Mĩ như thế nào?
A. Bị tàn phá nặng nề.
B. Vẫn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh.
C. Bị khủng hoảng trầm trọng.
D. Đạt mức tăng trưởng cao.

3. Kinh tế Mĩ bước vào thời kì hoàng kim nhất trong thời gian nào?
A. Trong thập niên 40 của thế kỉ XX.
B. Trong thập niên 30 của thế kỉ XX.
C. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
D. Trong thập niên 10 của thế kỉ XX.

4. Tháng 5 - 1921, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nước Mĩ có liên quan đến phong trào đấu tranh của công nhân nước này?
A. Đảng Công nhân Cộng sản Chủ nghĩa Mĩ thành lập.
B. Đảng Cộng sản Mĩ ra đời.
C. Đảng Cộng hòa Mĩ thành lập.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ lên đến đỉnh cao.

5. Nước Mĩ đạt tới thời kì phồn vinh về kinh tế trong những năm (1924 - 1929) nhờ đâu?
A. Nhờ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản.
B. Nhờ thu lợi nhuận trong chiến tranh.
C. Nhờ chủ nghĩa tự do” trong phát triển kinh tế.
D. Nhờ nhận được bồi thường sau chiến tranh.

6. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra vào thời gian nào? Bắt dầu trong lĩnh vực gì?
A. Ngày 29 - 10 - 1929. Trong lĩnh vực ngân hàng.
B. Ngày 25 - 10 - 1929. Trong lĩnh vực tài chính.
C. Ngày 26 - 10 - 1929. Trong lĩnh vực công nghiệp.
D. Ngày 29 - 10 - 1929. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

7. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ đạt đến đỉnh cao nhất vào năm nào?
A. Năm 1929.
B. Năm 1931.
C. Năm 1932
D. Năm 1933

8. Tổng thống nào của Mĩ thực hiện chính sách mới để giải quyết khủng hoảng?
A. Ru-dơ-ven.
B. Ai-xen-hao.
C. Tơ-ru-man
D. Ken-nơ-đi

9. Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ?
A Đạo luật về ngân hàng.
B. Đạo luật về tài chính.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng thương mại.

10. Ai là tổng thống duy nhất nước Mĩ được chức suốt bốn nhiệm kì liền?
A Tơ-ru-man.
B. Ai-xen hao.
C. Giôn-xơn.
D. Ru-dơ-ven.

11. Chính sách đối ngoại của Mĩ trong những thập niên 20 của thế kỉ XX là:
A “Chính sách láng giềng thân thiện”.
B “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.
D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.

12. Mĩ đã tiến hành cải thiện quan hệ với các nước ở khu vực nào?
A. Khu vực châu Âu.
B. Khu vực Mĩ La-tinh.
C. Khu vực châu Phi.
D. Khu vực Đông Nam Á.

13. Trong chính sách đối ngoại của mình ở những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với nước nào?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Đức.
D. Liên Xô.

14. Mĩ đã thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới?
A. Chính sách thực lực nước Mĩ.
B. Chính sách trung lập trong các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
C. Chính sách chạy đua vũ trang.
D. Tất cả các chính sách trên.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
A D C B C
6 7 8 9 10
D C A C D
11 12 13 14  
A B D B  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây