Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 3: Chiến tranh dành độc lập ở Bắc Mĩ nữa sau thế kỉ XVIII

Thứ ba - 03/03/2020 10:35
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 3: Chiến tranh dành độc lập ở Bắc Mĩ nữa sau thế kỉ XVIII
BÀI 3: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP ở BẮC MĨ NỬA SAU THẾ KỈ XVIII
A. KIẾN THÚC cơ BẢN
I. SỰ DI DÂN ĐẾN BẮC MĨ VÀ CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA ANH
1. Sự xâm chiếm thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ
- Từ năm 1603 đến 1732, thực dân Anh lần lượt xâm chiếm và lập 13 thuộc địa Ở Bắc Mĩ.
- Thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt và dồn đuổi người In-đi-an vào rừng sâu phía tây đế chiếm vùng đất phì nhiêu, rồi đưa người da đen từ châu Phi sang khai khẩn đồn điền.

2. Chế độ thực dân Anh ở Bắc Mĩ
- Về chính trị: các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đặt dưới quyền của vua Anh, song lại có chế độ cai trị riêng.
- Về kinh tế: các thuộc địa là nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc, phải tuân theo các đạo luật của chính quốc.
- Hậu quả: Việc khai thác thuộc địa của Anh làm cản trở sự phát triển của xã hội Bắc Mĩ. Nhưng kinh tế hai miền vẫn phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

II. CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Ở BẮC MĨ
1. Nguyên nhân và diễn biến
* Nguyên nhân:
- Sau sự kiện “chè Bô-xtơn” (cuối năm 1773, nhân dân Cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh).
- Từ 5- 9 đến 26 - 10 -1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất của nhản dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ khai mạc tại Phi-la-đen-phi-a. Các đại biểu nhất trí yêu cầu vua Anh bài bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mì. Vua Anh không chấp nhận mà còn trừng phạt.

* Diễn biến:
- Tháng 4-1775, chiến tranh bùng nổ, chỉ huy quân thuộc địa là Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn. Lúc đầu, nghĩa quân chịu nhiều thất bại, vì lực lượng còn non yếu, tổ chức chưa chặt chè. Đến đầu năm 1776, nghĩa quân mới chiếm được Bô-xtơn.

- Ngày 10 -5-1776, Hội nghị lục địa lần thứ hai họp, tuyên bố cắt đứt quan hệ với Anh, củng cố lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.

2. Tuyên ngôn độc lập và việc thành lập Hoa Kì
- Ngày 4-7-1776, Đại hội Phi-la-đen-phi-a thông qua Tuyên ngôn Độc lập, xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc điạ.

- Ngày 17-10-1777 nghĩa quân thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga bắt 5000 tù binh, tiếp đó quân khởi nghĩa đánh thắng nhiều trận khác, buộc Anh phải kí hiệp ước Véc-xai 1783, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.

III. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
- Tính chất
+ Được tiến hành bằng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nhưng thực chất là một cuộc cách mạng tư sản.
+ Đây là “cuộc chiến tranh giải phóng thực sự, cách mạng thực sự”.

- Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Vì sao Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với nước Anh?
A. Do sự phát triển kinh tế của các thuộc địa.
B. Do sự xâm nhập chủ nghĩa tư bản Anh vào Bắc Mĩ.
C. Do sự cản trở của Bắc Mĩ đối với hàng hoá Anh.
D. Tất cả các lí do trên.

2. Năm 1773 diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu nhất ở Bắc Mĩ?
A. Nhân dân thuộc địa họp đại hội ở Phi-la-đen-phi-a.
B. Nhân dân Bô-xtơn tấn công tàu chở chè Anh.
C. Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và thuộc địa.
D. Tất cả các sự kiện trên.

3. Tại Đại hội lục địa lần thứ nhất vào tháng 9 - 1774, các đại biểu yêu cầu vua Anh vấn đề gì?
A. Rút quân đội khỏi Bắc Mĩ.
B. Bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ.
C. Bỏ chính sách thuê khóa ở Bắc Mĩ.
D. Trao trả nền độc lập cho Bắc Mĩ.

4. Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 4 năm 1775.
B. Tháng 5 năm 1775.
C. Tháng 7 nám 1776.
D. Tháng 7 năm 1767.

5. Nối nội dung ở cột B cho phù hợp với cột A dưới đây cho đúng với cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
A B
1- Nguyên nhân
2- Diễn biến
3- Kết quả, ý nghĩa
A. Thị trường dân tộc được hình thành.
B. Tuyên ngôn độc lập.
C. Đại hội lục địa lần thứ nhất.
D. Đại hội lục địa lần thứ hai.
E. Hoà ước Véc-xai 1783.
F. Sự phát triển kinh tê của thuộc địa làm
cho Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với Anh.
G. Hiến pháp thông qua.
H. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
I. Thắng lợi tại Xa-ra-tô-ga.
K. Duy trì chế độ nô lệ.

6. Ngày 4 - 7 - 1776 ghi vào lịch sử nước Mĩ như thế nào?
A. Ngày quốc khánh nước Mĩ.
B. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
C. Đại hội lục địa lần hai thành công.
D. Tất cả các sự kiện trên.

7. Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Chiến thắng Bô-xtơn.
B. Chiến thắng Xa-ra-to-ga.
C. Chiến thăng I-oóc-tao.
D. Tất cả các chiến thắng trên.

8. Với trận đánh quyết định nào làm cho toàn bộ quân Anh phải đầu hàng?
A. Trận đánh ở Bô-xtơn.
B. Trận đánh ờ Xa-ra-tô-ga.
c. Trận đánh ớ I-oóc-tao.
D. Trận đánh ở Oa-sinh-tơn.

9. Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Kí kết hoà ước Véc-xai ở Pháp tháng 9 - 1783.
B. Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787.
C. Thông qua bản tuyên ngôn Độc lập ngày 4 - 7 - 1776.
D. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17 - 10 - 1777.

10. Tại Hội nghị lục địa lần thứ hai đã tuyên bố vấn đề gì?
A. cắt đứt quan hệ với Anh, củng cố lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.
B. Thông qua ban Tuyên ngôn Độc lập cửa nước Mĩ.
C. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của thực dân Anh ở Bắc Mĩ.

11. Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành dộc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?
A. Thành lập một nước cộng hoà.
B. Mở đường cho chù nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
C. Giành độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.

12. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào?
A. Hòa ước Mác xây.
B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 6
A B B A A
7 8 9 10 11
B C A A C
12  
C  
Câu 5. 1- F;
2 - B,C,D,I
3-  A, E, G, H, K

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây