Bối cảnh thế giới và tình hình kinh tế - xã hội của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai

Thứ năm - 05/03/2020 09:04
1. Hãy trình bày những nét lớn về bối cảnh thế giới và trong nước khi nhân dân Liên Xô bước vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai
2. Hãy phân tích bối cảnh thế giới và tình hình kinh tế - xã hội của Liên Xô từ nửa sau những năm 70 đến năm 1991.
1. Hãy trình bày những nét lớn về bối cảnh thế giới và trong nước khi nhân dân Liên Xô bước vào khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

a. Thuận lợi:
- Liên Xô bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thu hai với tư thế của người chiến thăng, uy tín chinh trị và địa vị quốc tế của Liên Xô đã được nâng cao.
- Cao trào cách mạng trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ.

b. Khó khăn
- Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất về người và cua trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu tiến hành cuộc “Chiến tranh lạnh” bao vây Liên Xô về kinh tế, chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Liên Xô vừa phai thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh và ủng hộ vật chất, tinh thần cho phong trào cách mạng thế giới cũng như các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

2. Hãy phân tích bối cảnh thế giới và tình hình kinh tế - xã hội của Liên Xô từ nửa sau những năm 70 đến năm 1991.

a. Bối cảnh thế giới
Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đà tác động vào tình hình kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặt ra một thử thách khắc nghiệt với tất cả các nước là phải tiến hành cải cách đế thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, nếu không sẽ bị tụt hậu

b. Tình hình kinh tế - xã hội của Liên Xô từ nửa sau những năm 70 đến năm 1991
- Trước bối cảnh lịch sử mới, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô cho ráng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu tác động của cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, trên thực tế, nền kinh tế - xã hội Liên Xô vốn chứa đựng nhiều khiếm khuyết đã lâm vào tình trạng trì trệ. Biểu hiện:
+ Nền kinh tế lạm phát, mất cân đối, trình độ kĩ thuật lạc hậu...
+ Xã hội thiếu dân chủ, đời sống nhân dân khó khăn
+ Xuất hiện một số nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết.
- Tháng 3 - 1985, M.Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã đề ra đường lôi tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.
+ Mục đích cải tổ: đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng một chủ nghĩa xã hội đúng như bản chất của nó.
+ Nội dung:
Về kinh tế: Chủ trương ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học “ kĩ thuật, phát triển kinh tê theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết
Về chính trị: Mở rộng chế độ tự quản xã hội chủ nghĩa của nhân dân, củng cố kỉ luật lao động, thực hiện đa nguyên chính trị.
Về xã hội: Nâng cao phúc lợi cho nhân dân, thực hiện phân phối theo lao động.
- Kết quả: Do sai lầm trong đường lối và phương pháp thực hiện (xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, chi nhấn mạnh vào cải tổ chính trị...), công cuộc cải tổ về kinh tế đã thực sự thất bại, đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, xã hội mất ổn định, nổi lên những cuộc xung đột gay gắt giữa các dân tộc và các phe phái trong toàn Liên bang, Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Xô viết trong toàn Liên bang bị tê liệt
- Ngày 25-12-1991, M.Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây