Đặc điểm của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới

Chủ nhật - 15/03/2020 10:55
1. Nêu đặc điểm của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới.2. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến chính của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960). Tại sao phong trào “Đồng khởi” được xem là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
1. Nêu đặc điểm của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới.

a. Đặc điểm của tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
+ Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ, trong thời gian 300 ngày kể từ ngày 21 - 7 - 1954, chúng ta nghiêm chỉnh thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Do có sự đấu tranh kiên quyết của ta, phía Pháp cũng phải thực hiện đúng điều khoản trên. Ngày 16 - 5 - 1955, toàn lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà - Hải Phòng. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản hoàn thành.

+ Giữa tháng 5 - 1956, Pháp rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản của Hiệp định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành, trong đó có việc tổ chức Hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam.

+ Ở miền Nam, lợi dụng thực dân Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954), đế quốc Mĩ nhảy vào miền Nam, hất cẳng Pháp, tay sai của Pháp, từng bước thay thế vị trí của Pháp ở miền Nam. Mĩ đã áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam bằng một số thủ đoạn:

Về chính trị, Mĩ ép Pháp trao quyền cai trị miền Nam cho Ngô Đình Diệm. Được sự hỗ trợ của Mĩ, Diệm từng bước loại những lực lượng thân Pháp ra khỏi bộ máy hành chính. Mĩ - Diệm tổ chức bầu cử Quốc hội riêng ở miền Nam, lập chế độ “Việt Nam Cộng hòa” do Diệm làm Tổng thống (3 - 1956). Mĩ tăng cường xây dựng ngụy quân, làm công cụ tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử của nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế: chúng muốn biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, chi phối và lũng đoạn kinh tế miền Nam.

Về văn hóa: Mĩ đưa lối sống Mĩ vào miền Nam đề đầu độc nhân dân ta nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

Các chính sách trên của Mĩ nhằm thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ, để ngăn chặn “làn sóng cộng sản” đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, chống phá miền Bắc chia cắt lâu dài đất nước, dân tộc Việt Nam.
Như vậy, đặc điểm của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ là hòa bình được lập lại ở miền Bắc, miền Nam vẫn dưới ách thống trị của Mĩ và tay sai, đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành.

b. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta
+ Miền Bắc do đã được giải phóng nên phải nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đánh Mĩ.

+ Miền Nam do chưa được giải phóng nên phải tiếp tục làm nhiệm vụ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

2. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến chính của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960). Tại sao phong trào “Đồng khởi” được xem là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

a. Hoàn cảnh lịch sử
+ Những chính sách và thủ đoạn của Mĩ - Diệm đã chà đạp trắng trợn hòa bình, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, xâm phạm thô bạo độc lập, chủ quyền của đất nước ta. Hành động khủng bố đàn áp dã man của Mĩ - Diệm đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và bọn tay sai thân Mĩ càng trở nên sâu sắc.

+ Cách mạng miền Nam tuy gặp phải tổn thất khá nặng nề do sự đàn áp điên cuồng của Mĩ - Diệm, song nhân dân ta vẫn kiên cường đấu tranh và giành được thắng lợi quan trọng là giữ vừng được tinh thần, Ưu thế chính trị của quần chúng, duy trì phong trào diệt trừ ác ôn, vũ trang tuyên truyền cho quần chúng.

+ Tháng 1 - 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương đảng quyết định: sử dụng bao lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm và xác định phương hướng của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường dựa vào lực lựng vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ - Diệm.

b. Diễn biến của phong trào
+ Tháng 2 - 1959 nhàn dân ở Vinh Thạch (Bình Định), Bác Ái (Ninh thuận) đã nổi dậy; tháng 8 - 1959 nhân dân Trà Bồng (Quảng Ngãi) nổi dậy. Phong trào lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng.

+ Ngày 17 - 1 - 1960 dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày) với gậy gộc, giáo mác, súng tự tạo, đã nỗi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch, giành lấy chính quyền về tay nhân dân và làm chủ thôn xã. Cuộc nổi dậy nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và toàn tỉnh Bến Tre. chỉ trong vòng một tuần, nhân dân 47 xã đồng loạt đập tan bộ máy kìm kẹp của địch. Các thôn xã được giải phóng đã mở đại hội nhân dân, lập tòa án xét xử bọn tay sai nợ máu, tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ cường hào chia cho dân cày nghèo. Lực lượng vũ trang nhân dân được hình thành và phát triển.

+ Từ giữa năm 1960 đến cuối năm 1960 phong trào Đồng khởi như nước vỡ bờ lan nhanh ra khắp các tinh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số vùng thuộc miền Trung Trung Bộ.

c. Phong trào “Đồng khởi” được xem là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì:
+ “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làn phá sản chiến lược “Chiến tranh một phía” của chúng, phá vỡ từng mảng hệ thống chính quyền địch ở nông thôn. Nó thể hiện thời kì tạm ổn định của chính quyền địch đã chấm đứt, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Mì - ngụy ở Sài Gòn.

+ “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách nạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên tục, bằng các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

+ Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, là thất bại có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của Mĩ - Diệm, tạo tiền đề Quan trọng cho sự phát triền của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây