Những nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973).

Chủ nhật - 15/03/2020 11:18
1. Hãy trình bày những nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973).
2. Phân tích ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam.
1. Hãy trình bày những nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973).
2. Phân tích ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam.

1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973):
Sau 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng (từ ngày 13 - 5 - 1968), ngày 27 - 1 - 1973, Hiệp định Pa-ri đã được kí kết với các nội dung chính:

+ Mĩ buộc phải cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

+ Mĩ phải rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hủy các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam.

+ Mĩ và Chính quyền Sài Gòn công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một bên của miền Nam Việt Nam, công nhận thực tế ở miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng.

+ Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và thường dân bị bắt cho nhau.
+ Mĩ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

2. Phân tích ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam.
+ Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được 12 nước họp tại Pa-ri công nhận là một văn bản mang tính pháp lí quốc tế, là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao của ta.

+ Thắng lợi của Hiệp định Pa-ri Năm 1973 cũng là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc: Thời kì “đánh cho Mĩ cút” đã kết thúc, tạo cơ sở thuận lợi để ta tiếp tục “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc.

+ Tạo điều kiện hòa bình cho miền Bắc khôi phục, phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực hậu phương vững chắc và chi viện cho miền Nam chiến đấu.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây