Tác dụng của các chính sách và thành tựu trong xây dựng phát triển hậu phương từ năm 1951 đến năm 1953 đối với cuộc kháng chiến.

Thứ sáu - 13/03/2020 11:35
Hãy phân tích tác dụng của các chính sách và thành tựu trong xây dựng phát triển hậu phương từ năm 1951 đến năm 1953 đối với cuộc kháng chiến.- Về chính trị- Về kinh tế- Về vấn đề bồi dưỡng sức dân- Về văn hóa, giáo dục
Hãy phân tích tác dụng của các chính sách và thành tựu trong xây dựng phát triển hậu phương từ năm 1951 đến năm 1953 đối với cuộc kháng chiến.

a. Về chính trị
+ Tháng 3 - 1951, Đại hội toàn quốc đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt). Mặt trận Liên Việt ra đời đã làm cho khối đoàn kết toàn dân tộc ngày càng lớn mạnh.

+ Tháng 3 - 1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau. Sự kiện này đã giáng một đòn vào âm mưu chia rẽ của địch và mở ra bước phát triển mới cho nhân dân ba nước Đông Dương, tăng cường tình đoàn kết giữa ba dân tộc anh em trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

+ Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu vào, lan rộng trong các ngành, các giới. Năm 1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I được tổ chức, đã bầu chọn được 7 anh hùng và hàng chục chiến sĩ thi đua toàn quốc tiêu biểu cho các ngành công, nông, binh, tứ thức. Sự kiện này đã cố vũ nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, kiến quốc

b. Về kinh tế
+ Đẩy mạnh cuộc đấu tranh kinh tế với địch nhằm phá chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của chúng, ở các vùng sau lưng địch, nhân dân đấu tranh chống địch càn quét, phá hoại mùa màng, cướp lúa gạo. Ở vùng tự do nhân dân vừa chiến đấu chống máy bay địch ném bom, bắn phá đê điều, vừa đấu tranh chống sự xâm nhập kinh tế của địch.

+ Tiếp tục xây dưng và phát triển nền kinh tế tự chủ: năm 1952, Chính phủ đề ra cuộc vân dộng lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, đã lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia. Năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ du kích từ Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 2.757.000 tấn thóc và 650.000 tấn hoa màu.

+ Sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Năm 1953 ta sản xuất được 3.500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ cho bộ đội về thuốc men, quân trang, quân dụng.

+ Đề ra các chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế, xây dựng nền tài chính ngân hàng, thương nghiệp, giữa năm 1951, ban hành sắc lệnh thành lập mậu dịch quốc doanh, sắc lệnh về thuế nông nghiệp, thuế công thương và thuế xuất nhập khẩu, thuế hàng hóa; tháng 6 - 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời và phát hành tiền mới.

c. Về vấn đề bồi dưỡng sức dân
+ Năm 1953, Đảng và Chính phủ đã ra quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

+ Từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 - 1954, thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở 53 xã thuộc vùng tự do Thái Nguyên, Thanh Hóa. Đến cuối năm 1953, từ Liên khu IV trở ra, ta cấp cho nông dân 184.000 héc ta ruộng đất, góp phần cải thiện một phần đời sống, khiến họ hăng hái sản xuất, tích cực đóng góp cho tiền tuyến.

d. Về văn hóa, giáo dục
+ Tiếp tục cuộc cải cách giáo dục, thực hiện ba phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Kết quả, năm 1952, ở các Liên khu Việt Bắc, Khu III, Khu IV đã có trên 1 triệu học sinh phổ thông. Phong trào bình dân học vụ được đẩy mạnh, với khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ (năm 1951),....

+ Văn nghệ sĩ hăng hái đi sâu vào đời sống của nhân dân để tự rèn luyện và phục vụ nhu cầu của kháng chiến, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Kháng chiến văn hóa và văn hóa kháng chiến”.

+ Phong trào thực hiện đời sống mới, chống mê tín dị đoan, vệ sinh phòng bệnh ngày càng lan rộng trong nhân dân. Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được coi trọng.

* Tác dụng của những chính sách và thành tựu trên

+ Củng cố tăng cường hậu phương, là nhân tố góp phần vào quyết định thắng lợi trên mặt trận quân sự. 

+ Những thắng lợi trên các mặt trận không những đáp ứng được nhu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến, xây đựng cơ sở kinh tế, văn hóa cho chế độ dân chủ nhân dân, mà còn tạo nền móng cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội sau này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây