Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều năm học 2023 - 2024

Chủ nhật - 14/04/2024 08:59
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều năm học 2023 - 2024, có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) (Thời gian đọc: 3-5 phút/HS)
GV cho học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong các bài tập đọc trong phiếu: ... và kết hợp trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) (Thời gian 40 phút)
* Đọc bài sau:
BẠN TỐT HAY XẤU THÌ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN MÌNH?
Lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập  xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói  lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn  trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp  không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết  không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến  khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp  thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm  đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi!
 (Theo Hoài Trang)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
1. Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? (M1-0,5 điểm)
A. Vì cậu suốt ngày đi chơi, không chịu học hành.
B. Vì cậu suốt ngày ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai
C. Vì cậu không thích tham gia trò chơi kéo co cùng cả lớp.
D. Vì cậu suốt ngày đọc sách, không chơi với các bạn trong lớp.

2. Các bạn trong lớp cá cược với nhau điều gì? (M1-0,5 điểm)
A. Bình có nhớ hết mặt và tên các bạn trong lớp không.
B. Bình có chơi kéo co với các bạn trong lớp không.
C. Bình đọc được bao nhiêu quyển sách một ngày.
D. Bình có giải được các bài toán trong sách không.

3. Vì sao Bình không tham gia kéo co cùng các bạn trong lớp? (M2-0,5 điểm) A. Vì cậu cho rằng việc đó rất nguy hiểm.
B. Vì cậu cho rằng việc đó rất tốn sức lực.
C. Vì cậu cho rằng việc đó rất vô ích.
D. Vì cậu sợ bị cô giáo mắng vì nghịch ngợm.

4. Chuyện gì khiến cho Bình “mọt sách” thay đổi thái độ với các bạn? (M2-0,5 điểm) A. Cậu bị đau bụng và được mọi người giúp đỡ kịp thời.
B. Cậu bị đau bụng và được các bạn đưa đi bệnh viện.
C. Cậu bị đau bụng và được các bạn đến nhà thăm hỏi.
D. Cậu bị đau bụng và các bạn nói với cô giáo đưa cậu đi khám.

5. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (M3-1,0 điểm)
……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………..…………..

6. Đặt mình vào vai Bình “mọt sách” sau khi được các bạn đưa lên phòng y tế, hãy nói lời xin lỗi và lời hứa với các bạn trong lớp? (M3-1,0 điểm)
……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………..…………..


7. Đặt dấu phẩy vào 2 vị trí thích hợp trong câu văn dưới đây: (M3-0,5 điểm)
Những  ngày đầu mới đến trường Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở chẳng chơi với ai.

8. Chọn bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” thích hợp để hoàn thành câu: Bố  tặng cho mẹ một chiếc áo… (M2-0,5 điểm)
a. bằng lụa tơ tằm
b. bằng những đường may khéo léo
c. bằng những chiếc cúc xinh xắn
d. bằng những nét vẽ tinh tế

B. Kiểm tra viết (10 điểm)
Viết : Nghe –viết
Cây gạo
=Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn lá, hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
(Theo Vũ Tú Nam)

II. Viết đoạn, bài (6 điểm) (thời gian 25 phút)  
Viết một đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe (theo câu hỏi gợi ý).
Gợi ý:
- Tên nhân vật.
- Tên câu chuyện kể về nhân vật.
- Những điều em yêu thích ở nhân vật.
- Lí do em yêu thích nhân vật.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng (4 điểm):
Đọc đủ nghe, rõ ràng, đảm bảo tốc độ : 1 điểm
Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
Nếu không đảm bảo yêu cầu ở mỗi ý thì mỗi ý đánh giá ở các mức điểm là: 0,75; 0,5 hoặc 0,25.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
1. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm
2. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
3. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm
4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm
5. Gợi ý:
Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nhút nhát, rụt rè mà cần mạnh dạn, hoà  đồng với các bạn trong lớp.
6. Gợi ý:
Tớ rất xin lỗi, từ nay tớ sẽ chơi cùng và quan tâm đến các bạn nhiều hơn.
7. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm
Những ngày đầu mới đến trường, Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi  với ai.
8. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
I. Chính tả (4 điểm):
- Tốc độ đạt yêu cầu : 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ : 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 1 điểm
¬ Sai từ 6 lỗi trở lên, mỗi lỗi – 0,25 điểm (tính từ lỗi thứ 6)
¬ Nếu không đảm bảo yêu cầu ở mỗi ý thì mỗi ý đánh giá ở các mức điểm là: 0,75; 0,5 hoặc 0,25.

II. Viết đoạn, bài (viết văn) (6 điểm)
Nội dung (ý) : 3 điểm
¬ HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài.
Nếu không đảm bảo yêu cầu thì đánh giá ở các mức điểm là: 2,75 ; 2,5 ; 2,25...
Kĩ năng : 3 điểm
¬ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm
¬ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm
¬ Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm
Nếu không đảm bảo yêu cầu ở mỗi ý thì mỗi ý đánh giá ở các mức điểm là: 0,75; 0,5 hoặc 0,25.
Bài làm mẫu:
Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây