Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (Đề 02)

Thứ sáu - 10/04/2020 10:31
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, Có đáp án
Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (Đề 02)
1. Trong truyện “Tấm Cám”, Tấm bị mẹ con Cám hại nhiều lần và Tấm chỉ biết khóc. Đến lần nào thì Tấm không khóc nữa?
A. Cám lừa trút hốt giỏ cá.
B. Mẹ con Cám bắt cá bống ăn thịt.
C. Dì ghẻ bắt Tấm nhặt gạo lần với thóc xong mới được đi dự hội.
D. Dì ghẻ lừa chặt cau giết Tấm.

2. Khi Tấm bị giết, không thấy Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm nữa. Tác giả dân gian muốn nói lên điều gì?
A. Không ai được giúp đỡ suốt đời.
B. Bụt không có khả năng giúp đỡ trong hoàn cảnh này.
C. Con người phải tự đấu tranh để giành hạnh phúc.
D. Cả A, B và C.

3. Sau khi bị giết, Tấm hóa kiếp liên tiếp nhiều lần (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị) rồi cuối cùng vẫn sống hạnh phúc. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Tấm thiết tha với cuộc sống.
B. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch.
C. Triết lí của dân gian: chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, thiện nhất định sẽ thắng ác.
D. Hai ý A và B.
E. Hai ý B và C.

4. Hãy điền những từ sau vào chỗ trống của những câu ca dao bên dưới: chiều chiều, thân em
[...] chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
[...] như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
[...] như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
[...] én liệng nhạn bay,
Ta đây nhớ bạn, bạn rày nhớ ai.
[...] lại nhớ [...],
Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai.
[...] như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
[...] lại nhớ [...],,
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.

5. Ca dao than thân thường là lời của ai?
A. Người phụ nữ trong xã hội xưa
B. Người lao động nghèo trong xã hội cũ
C. Cả a và b.

6. Người phụ nữ thường than thở chủ yếu về điều gì?
A. Lao động cực nhọc
B. Thân phận bị phụ thuộc, không làm chủ được cuộc đời của mình.
C. Cả A và B.

7. Người lao động trong xã hội cũ thường than thở về điều gì?
A. Lao động cực nhọc mà vẫn nghèo khó.
B. Bị áp bức bóc lột.
C. Cả A và B.

8. Ca dao tình nghĩa đề cập đến những tình cảm gì?
A. Tình cảm gia đình  
B. Tình bạn
C. Tình yêu đôi lứa  
D. Tình quê hương xứ sở
E. Cả bốn ý trên.

9. Chữ “nghĩa” trong ca dao tình nghĩa có nội dung gì?
A. Ý nghĩa
B. Trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhau.
C. Cả hai ý trên.

10. Trong những nhận xét về ca dao hài hước dưới đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai? (khoanh chữ Đ vào cuối câu đúng, khoanh chữ S vào cuối câu sai)
A. Tiếng cười tự trào trong ca dao vui vẻ, hồn nhiên. Đ S
B. Tiếng cười châm biếm, phê phán trong ca dao sắc sảo, Đ S
sâu cay. 
C. Ca dao hài hước nói lên sự thông minh, hóm hỉnh va tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động cho dù cuộc sống của họ thời xưa con nhiều vất vả, lo toan. Đ S
D. Ca dao hài hước là những bài học về đối nhân xử thế.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
A C E   C
6 7 8 9 10
B C E B A-Đ,B-Đ,
C-Đ,D-S

Câu 4:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Chiều chiều én liệng nhạn bay,
Ta đây nhớ bạn, bạn rày nhớ ai.
chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai.
Thân em. như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây