Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm của Hồ Chí Minh (Đề 02)

Thứ tư - 04/12/2019 08:12
Đề: Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm của Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm của Hồ Chí Minh (Đề 02)
Phiên âm:
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ, .
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
Hoa hương thu nhập lung môn lí,
ng lại lung nhân tố bt bình.
Dịch thơ:
Hoa hng nở hoa hồng lại rụng, .
Hoa tàn, hoa n cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kề với tù nhân nỗi bất bình.

Bài thơ với bốn câu thơ giản dị nhưng không thật dễ hiểu. Đến ngay thi sĩ Xuân Diệu - người cảm thụ thơ tinh tế, tài hoa như vậy cũng phải mất nhiều năm mới hiểu, mới nhận rõ ý nghĩa đích thực của bài thơ. Có những người đã hiểu bài thơ theo ý nghĩa phê phán chế độ xã hội dưới chính quyn Quốc dân Đảng Trung Quốc. Trong xã hội ấy không có chỗ cho cái đẹp. Nó vô tình đối với cái đẹp. Sự bất bình của bông hoa cũng là nỗi bất bình của tác giả đối với xã hội. Vì thế người đã ném sự bất bình đó vào xã hội đen tối của nước Trung Hoa dân quốc. Số người hiểu theo cách này không phải là ít.
Căn cứ vào câu chữ của bàì thơ, ta có thể hiểu một cách khác. Câu thơ đầu:

 
"Hoa hng n hoa hồng lại rụng"

Bông hoa hng nở rồi rụng theo qui luật của tự nhiên, theo lẽ thường. Câu thơ chưa có "vấn đề" gì. Rắc rối là ở câu thứ hai. Nguyên văn chữ Hán dịch là: ''hoa tàn, hoa nở cũng vô tình" tuy đã sát với nghĩa của nguyên tắc nhưng vẫn dễ gây hiểu sai đi về chủ ngữ của hai chữ "vô tình". Ai vô tình? Vô tình với cái gì? Như trên đã nói, có nhiều người hiểu là chế độ Quốc dân Đảng Trung Quốc vô tình với cái đẹp.

Nhưng chữ nghĩa trong nguyên tắc không phải là như vậy.  Câu thứ hai có thể dịch rõ nghĩa ra như thế này: "Hoa nở, hoa tàn (hai "sự" đó) đều vô tình. Nghĩa là sự tàn nở của hoa cứ diễn ra một cách dửng dưng "vô tình" như thế đấy thôi. Đây là sự vô tình của tự nhiên, của tạo hoá. Năm 1966, trong bài viết "Yêu thơ Bác" Xuân Diệu thú nhận là chưa hiểu rõ nghĩa của bài thơ này: "Có những câu có thể coi là quá giản dị nhưng tại sao tôi đọc đi đọc lại vẫn thấy một cái gì trong đó mà mình rút chưa hết, ví dụ như bài Cảnh chiu tối hoa hồng bên ngoài nở rồi rụng". Ngót hai chục năm sau, trong một bài viết cuối đời mình (đọc lại thơ Nhật ký trong tù - 1984), ông mới nhận ra ý nghĩa đích thực của bài thơ: ."theo cháu nghĩ, đâu có phải chỉ là thiên hạ vô tình, mà hơn nữa kia, tạo hoá vô tình (...) các lớp hoa hồng nở rụng, rụng nở, tạo hoá vẫn cứ vô tình, chỉ có tạo hoá vô tình".

Có hiểu đúng câu thứ hai mới có thể hiểu đúng được câu thứ ba thứ tư:
                                                            
Hương hoa bay thu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bt bình.

Đây là sự bất bình của hoa đối với thái độ dửng dưng vô tình của tạo hoá, nó tìm vào trong ngục để tỏ bày tâm sự ấy với H Chí Minh nhà thơ. Bởi vì nhà thơ tha thiết hơn ai hết với cái đẹp, mới thông cảm sâu sắc với nỗi bất bình kia.

Bài thơ thực ra không có gì khó hiểu nếu đặt nó trong truyền thống thơ ca nhân loại từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim. Biết bao nhiêu thi sĩ đã viết nên những vần thơ đầy thương xót đối với những bông hoa sớm nở tối tàn...

Nhà thơ Pháp Rông Xa từng bất bình với tạo hoá mà ông gọi là "bà dì ghẻ cay nghiệt" đối với kiếp hoa chỉ sống được từ sáng đến chiều hôm.

Trong bài Khúc giang, Đỗ Phủ viết:

Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân
(Một cánh hoa rơi là đã kém vẻ xuân rồi).
                                                                                        :
Xuân Diệu cũng than thở:
Ồ nhỉ Sao hoa lại phải rơi?
                                (Ý Thu)

Chủ đ của Cảnh chiều hôm cũng nm trong truyền thống đó, vì H Chí Minh thật sự là một thi sĩ yêu tha thiết cái đẹp.

Nhưng H Chí Minh còn là nhà cách mạng vĩ đại, vì thế đã tạo nên sự vận động bất ngờ của bông hoa. Từ cảnh hoa tàn người phát hiện ra hương hoa vẫn sống và nó đòi quyền sống. Nó tìm đến H Chí Minh, người có đủ chất nghệ sĩ để thông cảm với số phận của bông hoa và có đủ chất cách mạng để đng tình với nỗi bất bình của hương hoa:
Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể vi tù nhân nỗi bt bình.
                                                                    
Nhưng trước hết nó tìm đến Hồ Chí Minh thi sĩ - thi sĩ cách mạng - vì chỉ có thi sĩ mới có khả năng giải quyết được vấn đề quyền sống của cái đẹp, chống lại qui luật vô tình, vô cảm của tạo hoá. Bởi vì thi sĩ, nghệ sĩ sinh ra ở đời gì, nếu không phải để phát hiện ra cái đẹp và để bất vĩnh viễn hoá cái đẹp, dù nó chỉ tồn tại trong một khác trên cõi đời này.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây