Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, cấu tạo từ

Thứ hai - 11/11/2019 04:34
Hướng dẫn giải đáp ngữ văn 6, Phần tiếng việt, chương I. Từ vựng, Cấu tạo từ
1. a) Khi làm bài tập này, học sinh cần đọc kĩ phần Ghi nhớ ở sách giáo khoa để hiểu từ là gì. Cần phân biệt được chỗ khác nhau giữa từ đơn và từ phức là số lượng tiếng. Trong từ phức, các tiếng phải đọc liền nhau. Khi nằm trong câu, nó chỉ có một nghĩa chỉ một sự vật, một hoạt động, một tính chất,... duy nhất.

Trong đoạn văn trên tính tình chỉ tính nết con người; tập quán chỉ thói quen của một số người, một số địa phương nào đó. Ta không thể nói, tínhtình, tậpquán được. Vậy chúng là từ phức. Những từ còn lại học sinh tự làm.

b) Muốn biết một từ phức có phải là từ láy không ta phải xét quan hệ ngữ âm giữa các tiếng trong từ phức, nếu chỉ có quan hệ ngữ âm thì đó là từ láy. Đoạn văn trên có từ phức nào có quan hệ ngữ âm không ? Học sinh kiểm tra cẩn thận trước khi trả lời câu hỏi.

c) - Từ ghép có nghĩa chung : tính tình, ăn ở, lâu dài, giúp đỡ.
- Từ ghép có nghĩa phân biệt: tập quán.

2. Làm bài này học sinh cần chú ý : Trong từ ghép hai tiếng cùng loại và có nghĩa tương đương nhau thì thường là có ý nghĩa chung khái quát. Các từ ăn chơi, ân mác, ăn diện, ăn ở, ăn học, ăn nói có ý nghĩa chung khái quát, các từ khác có nghĩa cụ thể phân biệt.

3. Các từ láy trên đây, học sinh chú ý vần lặp lại hay không lặp lại ? Phụ âm đầu có lặp lại hay không ? Vần không giống nhau tạo cho ta cảm giác gì ? Trả lời được các ý trên là bài làm đúng.

4. Học sinh xem lại Bài tập 1 để làm bài này.

5. Bài tập này gần giống mục (b) trong Bài tập 1.
Các từ sau đây là từ láy vì giữa chúng chì có quan hệ ngữ âm : vuông vắn, ngay ngắn, cười cợt, líu lo.

Bạn nói như vậy là sai, vì có bốn từ đủ tiêu chuẩn là từ láy. ở đây ta không thấy chúng có quan hệ về nghĩa. Các từ khác giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa, do đó chúng không phải là từ láy.
Ví dụ : chuộng, đà, đào đểu có nghĩa.

6. Học sinh có thể tham khảo một số ví dụ sau đây : thẫn thờ, vẫn vơ, đắn đo, tha thiết, lửng lơ, lững lờ, hẹn hò.

7. Chú ý:
- Từ láy tượng hình là loại từ láy gợi hình dáng của người, vật, hiện tượng,...
- Từ láy tượng thanh là loại từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế.
- Từ láy chỉ tâm trạng là những từ láy chỉ trạng thái của người như trạng thái vui, buồn, suy nghĩ,...
Từ những gợi ý này học sinh cố gắng tìm càng nhiểu từ láy càng tốt.

8. Các từ láy có vần eo, vần êu là những từ học sinh thường gặp. Một số từ cụ thể là : lèo nhèo, eo sèo, lêu bêu, lều nghều,... Học sinh tự tìm tiếp.

9. Học sinh cần nhớ loại từ nhiều tiếng có cấu tạo đặc biệt này trong tiếng Việt rất ít, chủ yếu chúng là từ mượn tiếng nước ngoài. Một điểm khác cần nhớ là các tiếng không có nghĩa chỉ là đối với tiếng Viêt mà thôi. Xin nêu thêm một số từ : lạp xưởng, axit, nitơ,...


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây