Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Cách viết lời kể, lời thoại

Thứ năm - 07/11/2019 10:11
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương I. Văn tự sự, II. Những lưu ý khi làm văn Tự sự - Cách viết lời kể, lời thoại

Về lời kể, người viết văn tự sự phải biết cân nhắc, gọt giũa. Đây là lời dn dắt cốt truyện nên nó có ý nghĩa tạo sức lôi cuốn, chinh phục người đọc, người nghe. Dù kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba thì tầm quan trọng của lời kể vẫn không thay đổi. Thực tế bài làm của học sinh cho thấy các em thường ít chú trọng thay đổi lời kể cho linh hoạt, chỉ dùng lời kể đơn điu, miễn sao đưa ra hết các nội dung thông tin cho cốt truyện là đủ. Ví như muốn nói tới din biến thời gian khi cốt truyện phát trin thì cứ lặp đi lặp lại mãi cụm từ : "sau đó", "sau khi", "một hôm";... Hoặc câu văn diễn đạt chủ yếu dùng kiểu câu trần thuật có ý nghĩa mô t, khẳng định.

Sau đây là một số lưu ý khi viết lời kể trong văn tự sự:

Thứ nhất, lời kể phải rõ ràng nhưng kín đáo, ý nhị. Không nên quá cu kì, dài dòng, nhưng cũng không được quá hời hợt, sơ lược. Điu quan trọng là thông qua lời k, người viết văn tự sự phải làm toát lên được nội dung cốt truyện, chủ đề của câu chuyện cũng như thái độ, tình cảm của mình. Nếu như lời kể lấp lửng thì người đọc, người nghe khó hiểu, thậm chí hiểu sai lệch. Nhưng nếu dùng lời kể quá chi tiết, có nghĩa là nói toạc ra tất c vấn đề thì câu chuyện sẽ thiếu sức hấp dn.

Thứ hai, là lời kể phải hết sức linh hoạt. Đặc biệt là người viết văn kể phải biết phối hợp các kiểu câu : có câu trần thuật, câu nghi vấn, có câu dài, có câu ngn, có câu đảo trật tự cú pháp,... Ngay việc thông báo thời gian cũng phải linh hoạt, dùng thay thế các từ, cụm từ chỉ thời gian.
Thứ ba, là lời kể phải phù hợp với ngôi kể. Khi bài văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất (nhân vật xưng "tôi") thì lời kể thiên v tự thuật, có th nêu chi tiết những cảm nhận, suy nghĩ, thái độ, lời bình phẩm v các sự việc được diễn ra trong cốt truyện. Còn khi bài văn tự sự dùng ngôi k thứ ba thì lời kể phải mang tính khách quan, để cho người đọc người nghe tự cảm nhn ch đề tác phẩm qua từng nhân vật, từng sự việc. Có th so sánh hai đoạn văn tự sự sau đây để thấy rõ điều đó :

Đoạn 1 : "Chiu nay, trước khi đi làm, mẹ giao cho Thắng giải 10 bài toán. Nó ngi vào bàn để vừa ý mẹ. Vừa làm toán, nó vừa nhong nhóng ngó ra cổng vì thng Nam hẹn nó sẽ tới để cùng đi đá bóng ngoài bãi. Bọn trẻ xóm bên đã gửi lời thách đấu với đội tuyển bóng đá của xóm nó. Nhưng đợi mãi, đợi mãi, bóng dáng thằng Nam vẫn bặt tăm. Thắng sốt ruột quá. Nó thầm trách thằng Nam lỡ hẹn, lại vừa lo nếu đội bóng của xóm nó bỏ cuộc thì ê chề với lũ trẻ xóm bên. Nhìn trang vở toán còn dang dở, Thng chợt nghĩ tới lời mẹ dặn. Nó ngập ngừng ri gấp vở lại, khoá ca và chạy ù ra bãi".

Đoạn 2 : "Chiu nay, trước khi đi làm, mẹ giao cho tôi giải 10 bài toán. Để mẹ vừa ý, tôi ngi ngay vào bàn. Nhưng làm sao tôi có th chuyên tâm mà học bài được cơ chứ ! Vừa làm toán, mắt tôi vừa nhong nhóng nhìn ra cổng. Thằng Nam đã hẹn tôi rằng chiều nay nó sẽ tới để cùng tôi đi đá bóng ngoài bãi. Chả là bọn tr xóm bên vừa gửi lời thách đấu với đội tuyển bóng đá của xóm tôi. Đây chắc chắn sẽ là một trận đấu hay. Mà cả tôi và thng Nam đều là những "cầu thủ sáng giá" của đội tuyn nhà. Đã ba giờ chiều. Ri ba giờ rưỡi. Ri 4 giờ kém 15. Quái lạ, cái thằng này, sao vẫn bặt tăm thế không biết ? Tôi bắt đầu sốt ruột. Trn đấu sắp bắt đầu rồi. Thiếu c tôi và nó thì đội nhà sẽ nguy mất ! Nhìn trang v toán còn dang dở, tôi chợt nghĩ tới lời mẹ dn. Nhưng hình ảnh những gương mặt hiếu thắng của đám cầu thủ xóm bên lại hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi vội vã gấp sách v, đóng cửa ri chạy ù ra bãi".

Bên cạnh lời kể, lời thoại cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bất cứ bài văn tự sự nào cũng phải đưa lời thoại vào. Nhưng không ai ph nhn rằng nhiu lúc chính lời thoại sẽ góp phn tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn tự sự. Kinh nghiệm cho thấy là ở một bài văn tự sự, lời thoại không cần đưa vào nhiều quá cũng không nên ít quá. Nếu lời thoại nhiu thì câu chuyện sẽ loãng ra. Ngược lại, nếu lời thoại quá ít, lại đưa vào cho có l, và lời thoại dở nữa thì giá trị của bài văn sẽ giảm rõ rệt. Các bài văn tự sự mà các em học sinh viết thường rơi vào một số li đáng tiếc : Lời thoại không được chọn lọc (hoặc quá dài dòng hoc quá sơ lược); lời thoại khô khan, chỉ đơn thuần mang tính chất hỏi - đáp giữa các nhân vật, hoặc lời thoại quá đơn điệu, không tế nhị,... Đó là chưa tính đến những trường hợp không biết cách viết lời thoại, tức là không phân biệt rõ ràng đâu là lời thoại, đâu là lời dn chuyện.

Khi viết lời thoại cho bài văn tự sự, trước hết phải nắm bắt được đặc điểm tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính của các nhân vật tham gia hội thoại. Chính từ đặc điểm của nhân vật, người làm văn tự sự sẽ lựa chọn được lời thoại cho phù hợp. Ví như lời thoại của nhân vật là cô giáo thì phải nhẹ nhàng, mực thước ; lời thoại của một bé gái thì phải nũng nịu, ngây thơ; lời thoại của một nhân vật có tính cách xấu thì phải toát lên v cộc lốc, đanh đá, chua ngoa hoặc đầy vẻ đe doạ, v.v. Cùng một nội dung thể hin sự nghi ngờ, không tin người khác với một thái độ thất vọng,-các kiu nhân vật trên sẽ dùng những cách nói khác nhau :
- Cô giáo : Cô làm sao có thể tin được rằng các em đã quên hết lời cô dặn. Thế mà thật không ngờ...!
- Bé gái: Con ứ tin bố nữa ! Bố đã không giữ đúng lời hứa ! Bố hãy đến đi !
Một nhân vật xấu : Mày nghĩ rằng tao tin mày à ? Nhầm to ri nhóc ạ ! "Ông nội" mày đã đi guốc trong bụng mày từ lâu rồi!

Lời thoại cũng không quá dài dòng. Cn phải học cách viết những lời thoại ngắn gọn. Người viết lời thoại phải biết dựa vào văn cảnh để lựa chọn lời thoại hợp lí. Khi đã đạt vào văn cnh thì lời thoại trước sẽ gợi cho lời thoại sau, tức là không nên diễn giải quá t m, dài dòng bng những câu văn có đầy đủ kết cấu chủ - vị, cũng không cần nói toạc ra ý cần diễn đạt, phải để cho nhân vật đối thoại tự hiu, cũng là để cho người đọc, người nghe tự cảm nhận ý nghĩa. Chính vì vậy, lời thoại nên dùng kiểu câu ngắn, câu tinh lược, có thể được bổ trợ thêm bằng các dấu câu (dấu chấm lửng, du chấm hỏi, dấu chấm than). Đọc một đoạn hội thoại trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, ta sẽ có được một bài học sinh động v cách viết lời thoại:

"Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bn đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?
- Đùa trò gì ? Em đương lên cơn hen đây ! Hừ hừ...
- Đùa chơi một tí.
- Hừ...hừ... Cái gì thế ?
- Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt ra cửa, hé mặt nhìn chị Cốc. Ri hỏi tôi:
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?
- ừ.
- Thôi thôi... Hừ hừ... Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào... Anh phải sợ...
Tôi quắc mắt:
- Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !
- Thưa anh, thế thì... Hừ... hừ... Em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.
Tôi lại mắng Dế Choắt và bo :

- Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này ... ".
Một lưu ý nữa là khi viết lời thoại cần phải có sự chọn lọc. Không nên đưa vào bài văn tự sự những câu hội thoại thừa mà nội dung thông báo (lời hỏi và lời đáp) không có tác dụng bộc lộ chủ đề của bài văn. Nói như vậy có nghĩa là người viết lời thoại phải biết bỏ qua những câu thoại không cần thiết. Thậm chí có trường hợp câu hỏi và câu đáp có thể không khớp nhau mà người nghe vẫn hiểu ý nghĩa. Đặc biệt, chọn lời thoại cũng là để làm toát lên thái độ của người nói về sự việc và đối tượng được nhắc tới. Chẳng hạn như trong cuộc hội thoại giữa hai bạn học sinh, khi A hỏi B "Cu đang làm gì đấy ?", thay cho câu trả lời có tính chất thông báo "Tớ đang học bài" (đang ôn bài, đang xem phim,...), B có thể dùng nhiều cách nói khác : "Ôi dào ! Đang lút đầu vì một mớ bài tập toán cô giáo ra đây !" (t ý than phiền); "Còn làm gì khác ngoài học bài nữa !" (t ý chán nản, không hào hứng); "A ! May quá, tớ đang bí bài toán này, cậu vào giúp tớ với!" (lng nội dung thông báo đang học bài vào một nội dung khác : yêu cầu giúp đỡ).

Cuối cùng, phải nói tới vai trò của những từ có tính chất kèm đệm, chêm xen trong lời thoại. Nhờ h thống từ ngữ này, lời thoại sẽ trở nên sinh động và hp dẫn hơn. Có điu, người sử dụng phi chọn dùng những từ thuộc loại này một cách khéo léo. Sau đây là một số từ ngữ kèm đệm, chêm xen thường gp : dùng để tỏ thái độ dè bỉu, mỉa mai (ôi dào, vẽ chuyện, thôi thôi,...); dùng để tỏ thái độ khó chịu, tức giận (hức, hứ,...); dùng đ tỏ thái độ ngạc nhiên, bất ngờ (chao ôi, trời ơi, chà chà, a, ái, quái lạ, chết thật, ra thế, ô hay, chết nỗi, a, hả,...); dùng để tỏ thái độ sợ hãi (eo ôi, khiếp, ối,...); dùng đ tỏ thái độ lưu ý (này, ê, kia kìa, nè,...); dùng để tỏ thái đ nghi ngờ, phỏng đoán (lẽ nào, phải chăng, đâu có, đâu phải, sao,...); dùng để tỏ thái độ lạnh nhạt qua chuyện (ờ ờ); dùng để tỏ thái độ bất cần (mặc, mặc kệ, cn gì,...); dùng đ tỏ thái độ rủ rê, thúc giục hoặc ngăn ngừa (nào, thôi, thôi đi,...).
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây