Hướng dẫn học Văn 8, Hai cây phong

Thứ tư - 18/09/2019 03:05
Hướng dẫn học Văn 8, Hai cây phong
Hai cây phong
(Trích truyện Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp)

A. TÌM HIỂU CHUNG
I.Tác giả
Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ- gư-xtan. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970),... Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.
Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Sây phong non trùm khăn đỏ, Người tluỉy đầu tiên, Con tàu trắng,...

II.Thể loại
Truyện này thuộc thể loại truyện ngắn (Xem thêm trong bài Tôi đi học).

III. Tóm tắt
Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.

B. GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
I. Nội dung
1. Trong văn bản này, mặc dù không thể đồng nhất giữa "tôi" (hoặc "chúng tôi") với tác giả song rõ ràng là nhà văn đã ủy thác cho người kể chuyên xưng "tôi" nột vai trò quan trọng người chứng kiến và kể lại câu chuyện. Dưới hình thức kể chuyện này, tác giả như là người đứng ngoài, không can dự vào câu chuyện nhưng thực chất là đã ẩn mình (ở một mức độ nào đó) vào "tôi". Ở đây, bằng một giọng- trầm tha thiết, "tôi" say sưa kể về làng Kur-ku-rêu, về hai cây phong với mạch xúc làm dào dạt. Từ đoạn "Vào năm học cuối cùng..." đến "... sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia", người kể lại xưng "chúng tôi". Trước đó, là xưng "tôi" (lưu ý ở đầu bài văn có hai lần "chúng tôi" xuất hiện nhưng nó nằm trong cụm làng Kur-ku-rêu chúng tôi chứ không phải là ngôi xưng để kể). Đến cuối văn bản, người kể trở lại với hình thức nhân xưng "tôi". Thực chất, đứng góc độ kể thì "chúng tôi" cũng từ “tôi" mà ra. Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng "bọn con trai" ngày ấy, người kể xưng “chúng tôi" nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc làm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về "tôi" - Cũng có thể nói đến sự lồng ghép giữa hai mạch kể ("tôi" và "chúng tôi"). Mạch kể "chúng tôi" được lồng vào giữa, lầm trong sự chi phối của mạch kể "tôi". Chúng ta được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp, ở đó hình ảnh hai cây phong được đặt trong nền cảnh làng Kur-ku- rêu với không gian bao la của cao nguyên, thung lũng, đồng cỏ...

2. a) Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "chúng tôi", có ba đoạn miêu tả những cây phong: đoạn trên nói đến hai cây phong vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy lên đó để phá tổ chim; đoạn sau miêu tả "thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng" mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Ở đoạn trên, hai cây phong tuy để lại cho người kể những ấn tượng khó quên về một tuổi thơ nhưng sự miêu tả ở đoạn sau mới thực sự làm cho cả người kể chuyện và cả bọn trẻ ngây ngất.
b) Trong mạch kể này, quả thực những dòng miêu tả xen vào của người kể chuyện đậm chất hội hoạ. Các chi tiết chứng tỏ điều đó như: hai cây phong "khổng lồ" với các "mắc mấu", các cành "cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay"...
Cảnh ấy lại được điểm thêm bởi "hàng đàn chim... chao đi chao lại". Ở đoạn sau, chất hoạ sĩ của người kể chuyện càng được thể hiện rõ hơn. Những cảnh "chân trời xanh thẳm", "thảo nguyên hoang vu”, "dòng sông lấp lánh",... được tô đậm bởi các từ láy gợi hình ảnh, màu sắc như: biêng biếc, lấp lánh,...

3. a) Trong mạch kể chuyên của người kể chuyên xưng "tôi", nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyên là:
- Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
- Hai cây phong gắn với tuổi học trò đầy kỉ niêm.
- Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất là nó là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần bốn mươi năm trước.
b) Hai cây phong trong đoạn trích này được miêu tả hết sức sống động như người: chúng "nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành", tiếng lá reo "rì rào theo nhiều cung bậc", chúng "có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng", có khi chúng "thì thầm thiết tha nồng thắm", có khi chúng ’"bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Như thế, hai cây phong đúng là được miêu tả giống như một tâm hồn.

4. Có thể chọn đoạn vẫn: "Trong làng tôi không thiếu gì các loài cây.... ngọn lửa bốc cháy rừng rực" hoặc đoạn "Vào năm học cuối cùng... không gian bao la vi ánh sáng".

III. Nghệ thuật
Đoạn trích như là một bức tranh nhiều màu sắc được miêu tả một cách vô cùng sinh động. Văn phong mượt mà, đậm chất thơ.

IV. Ý nghĩa
Tình yêu quê hương đất nước bao giờ cũng được thể hiện một cách vô cùng đa dạng. Qua đoạn trích này, người kể chuyện đã truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết khi gợi lại những kỉ niệm sâu sắc và đáng yêu của tình thầy trò và của thời thơ ấu.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây