Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 29: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoảng

Thứ năm - 27/02/2020 12:28
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 29: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoảng. Có đáp án

1. Giới thiệu một vài nét về tác giả cuốn tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô”.
A. Đi-phô là nhà báo, nhà vãn Anh trong thế kỉ XVIII.
B. Đi-phô (1660 - 1731) là nhà văn Anh, người đi đầu trong hoạt động báo chí.
C. Đi-phô (1660 -1731) là nhà văn Anh trong thế kỉ XVIII. Ông nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô”. Cuộc đời ông là cuộc đời của một con người với bao thăng trầm dữ dội. Đi buôn thua lồ rồi vỡ nợ. Hoạt động chính trị, có lúc phải vào tù. Từ năm 60 trở đì, tài văn chương nở rộ với nhiều cuốn tiểu thuyết đặc sắc: “Rô-bin-xơn Cru-xô” (1719-1720), “Đại úy Xinh-gơn-tơn” (1720), “Môn Phlan-đơ” (1721), “Đại tá Giéc” (1721), v.v... Ỏng là một nhà văn tiến bộ, được đánh giá là một nhà văn đi đầu trong hoạt động báo chí của nước Anh.

2. Giới thiệu xuất xứ bài “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” như thế này có đúng không?
“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” trích trong tác phẩm “Rô-bin-xơn Cru-xô”. Lúc ấy Rô-bin-xơn đã sống trên hoang đảo 15 năm trời (trong số thời gian 28 năm 2 tháng 19 ngày trên đảo hoang); anh đã 42 tuổi.
A. Đúng.
B. Sai.

3. Tác phẩm “Rô-bin-xơn Cru-xô” là tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện. Đúng hay sai?
A. Sai.
 B. Đúng.

4. Đoạn văn trong sách Ngữ văn 9, tập 2, trích trong tác phẩm “Rô-bin-xơn Cru-xô” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
 A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Tự sự có yếu tố miêu tả

5. Nội dung của đoạn văn gồm những ý gì?
A. Trang phục của Rô-bin-xơn.
B. Trang bị của Rô-bin-xơn.
C. Diện mạo của Rô-bin-xơn.
D. Tất cả đều đúng

6. Trang phục của Rô-bin-xơn được nói đến là những thứ gì?
A. Chiếc mũ to tướng cao lêu đêu làm bằng da dê.
B. Chiếc áo bằng tấm da dê; cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê; giày giống như đôi ủng buộc dây hai bên.
C. Chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê, một chiếc đai da dê quàng qua vai.
D. Tất cả đều đúng

7. Trang bị của Rô-bin-xơn được nói đến gồm những thứ gì?
A. Chiếc cưa nhỏ, chiếc rìu con.
B. Một túi đựng thuốc súng, một túi đựng đạn ghém.
C. Khẩu súng, chiếc gùi và cái dù lớn bằng da dê.
D. Tất cả A, B, C.

8. Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cru-xô”, ta biết Rô-bin-xơn đã nuôi được đàn dê để ăn thịt, để lấy sữa uống và làm bơ, làm pho-mát, để lấy da dê may quần áo vật dụng. Chi tiết này có ý nghĩa gì?
A. Rô-bin-xơn rất sáng tạo trong lao động để sống trên đảo hoang.
B. Rô-bin-xơn rất cần cù, tháo vát và sáng tạo trong lao đông để duy trì cuộc sống đầy khó khăn, thiếu thốn trên đảo hoang.
C. Do cái khó ló cái khôn mà thôi.
D. Rô-bin-xơn là một người bất hạnh mà may mắn.

9. Câu văn tả bộ ria của Rô-bin-xơn gợi lên dáng vẻ gì của vị chúa đảo?
“... Tôi chẳng dám nói cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mũ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”.
A. Hoang dã.
B. Kì dị, hài hước.
C. Cổ quái, kì quái.
D. Xấu xí, dị dạng.

10. Đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” cho ta thấy Rô-bin-xơn là một con người như thế nào?
A. Trải qua muôn vàn gian khổ, thiếu thốn.
B. Lao động sáng tạo để sống.
C. Rất lạc quan.
D. Tất cả A, B, C. 
11. Trong bài “Nói chuyện ở hội nghị sản xuất cứu đói” của Hồ Chủ tịch vào tháng 7 năm 1955, có đoạn:
Tục ngữ có câu: “Dân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là dán lấy ăn làm trời; nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: “Có thực mới vực được đạo”, nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả. Vì vậy, chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức châm nom đến đời sống của nhân dân.
Đọc đoạn văn trên, em thấy Bác Hồ đã thực hiện đúng phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm cách thức.

12. Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sảng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ khi Người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người”.
Em hãy cho biết trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép thế và đồng nghĩa.
B. Phép thế + phép lặp.
C. Phép trái nghĩa.
D. Phép lặp.

13. Tìm chủ ngữ trong hai câu văn sau đây:
Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.
(“Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê)
A. Thần chết.
B. Hắn ta.
C. Cả A và B.
D. Một tay không thích đùa.

14. Các từ in đậm trong câu văn sau đây thuộc từ loại nào?
Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi.
(“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”)
A. Danh từ.
B. Động từ.
C. Tính từ.
D. Phó từ.

15. Từ ngữ được in đậm là thành phần gì trong câu văn sau đây?
Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.
(“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
A. Thành phần cảm thán
B. Thành phần trạng ngữ.
C. Thành phần tình thái
D. Thành phần phụ chú 

16. Định nghĩa và những ví dụ sau đây về chủ ngữ là đúng hay sai?
Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu nêu lên sự vật được đưa ra xem xét, đánh giá. Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ.
Ví dụ:
- Quyển sách là người bạn thân thiết của tuổi thơ.
- Mặt trời càng lên cao càng chói lọi. .
- Nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước.
A. Đúng.
B. Sai.

17. Trong hai câu thơ sau đây, từ nào là chủ ngữ?
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.
(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
A. Ung dung.
B. Buồng lái.
C. Ta.
D. Nhìn.

18. Định nghĩa và ví dụ sau đày về vị ngữ đúng hay sai?
Vị ngữ  là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái, quan hệ của sự vật nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.
Ví dụ:
- Hoa trong vườn trường nở ngày một nhiều.
- Lá cờ tung bay trước gió.
- Chúng em bước vào mùa ôn tập và thi kiểm tra học kì.
A. Sai.
B. Đúng.

19. Tìm vị ngữ trong câu thơ sau đây:
Giếng nước, gốc da nhớ người ra lính.
(“Đồng chí” - Chính Hữu)
A. Giếng nước.
B. Gốc đa.
C. Nhớ.
D. Nhớ người ra lính.

20. Chủ ngữ trong câu văn sau đây là danh từ hay cụm danh từ?
Ánh mặt trời êm đềm / sưởi ấm bãi cỏ.
N. Danh từ .
B. Cụm danh từ.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
C A B C D
6 7 8 9 10
D D B B D
11 12 13 14 15
B B C B B
16 17 18 19 20
A C B D B

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây