Trắc nghiệm sinh học 10, Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Thứ sáu - 22/05/2020 10:24
Bài tập trắc nghiệm sinh học 10, Phần 2. Sinh học tế bào, Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, có đáp án

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng.
Năng lượng là gì?
A. Năng lượng là khả năng sinh công
B. Năng lượng là sản phẩm của các loại chất đốt (dầu lửa, than đá, củi…)
C. Năng lương là sản phẩm của sự chiếu sáng
D. cả a, b và c

Câu 3. Hãy chọn cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau:
Năng lượng được định nghĩa là ...(1)... Có hai dạng năng lượng là ...(2).... Trong tế bào. ...(3)... trong các chất hữu cơ. Tế bào chuyển hoá năng lượng từ dạng thế năng tích trong chất hữu cơ thành động năng (ATP) để thực hiện ...(4). . như tổng hợp các chất, co cơ, hoạt tải, dẫn truyền...
A. Khả năng sinh công
B. Năng lượng được tích giữ ở dạng thế năng
C. Thế năng và động năng
D. Các hoạt động sống

Câu 4. Chọn câu sai trong các câu sau :
A. Năng lượng của sinh giới được bắt đầu từ ánh sáng mặt trời được cây xanh hấp thụ và được chuyển thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.
B. Các chất hữu cơ được phân giải dần để tạo ra năng lương dưới dạng ATP dùng cho các hoạt động của tế bào.
C. Động vật ăn thực vật để nhận năng lượng từ các chất hữu cơ. Năng lượng được chuyền trong chuỗi, lưới thức ăn và hệ Sinh thái.
D. Các vi sinh vật cũng nhân năng lượng từ thực vật rồi chuyền sang động vật.

Câu 5. Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
1. ATP là gì ?
A. Là hợp chất hoá học được cấu tạo từ ađênin, đường ribôxơ và 3 nhóm phôtphat.
B. Là hợp chất cao năng (vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng).
C. Là hợp chất tham gia vào tất cả các phản ứng hoá học.
D. Cả a và b.
2. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách :
A. Chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP, rồi ADP lại gắn ngay nhóm phôtphat để trở thành ATP.
B. Chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP và tích luỹ năng lượng để trở thành ATP.
C. ATP phân huỷ để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hợp chất khác.
D. Cả b và c.
3. Tại sao ATP lại được ví như là đồng tiền năng lượng của tế bào ?
A. Vì ATP có hình dạng giống đồng tiền tồn tại trong tế bào.
B. Vì ATP là một loại năng lượng được tế bào sản sinh ra để dùng cho mọi phản ứng của tế bào.
C. Vì ATP chứa nhiều năng lượng.
D. Cả b và c.

Câu 6. Hãy chọn cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau :
ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào chủ yếu được sinh ra ...(1)... và ngay lập tức được sử dụng trong các hoạt động trao đổi chất của tế bào.
Dòng năng lượng trong thế giới sống được bắt đầu ...(2)... truyền tới cây xanh và qua chuỗi - lưới thức ăn đi vào ...(3).... Các phản ứng ôxi hoá - khử là khâu quan trọng trong ...(4)... của thế giới sống.
A. Quá trình chuyển hoá năng lượng
B. Trong chuỗi chuyền điện tử
C. Từ ánh sáng mặt trời
D. Hệ sinh thái

Câu 7. Chọn câu đúng (Đ) và câu sai (S) trong các câu sau :
A. Sự chuyển hoá vật chất trong tế bào bao gồm tất cả các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào của cơ thể sống.
B. Các phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào gồm 2 quá trình : đồng hoá và dị hóa.
C. Đồng hoá là quá trình xảy ra trong cơ thể sinh vật nhân thực.
D. Dị hóa là quá trình xảy ra trong cơ thể sinh vật nhân sơ.

Câu 8. Chọn phương án trả lời đúng.
1. Thế nào là chuyển hoá vật chất ?
A. Cơ thế lấy các chất từ môi trường và thải ra ngoài những chất cặn bã.
B. Cơ thể lấy các chất và năng lượng từ môi trường cung cấp cho các hoạt động sống.
C. Là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
D. Cả a và b. 

Câu 9. Những quá trình cơ bản của chuyển hoá vật chất trong tế bào là :
A. Xây dựng và phân giải chất hữu cơ.
B. Tích luỹ và giải phóng năng lượng.
C. Đồng hoá và dị hoá.
D. Cả a và b.

Câu 10. Thực hiện ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và ghi kết quả vào cột 3.
Các quá trình
(1)
Các sự kiện
(2)
Ghi kết quả
(3)
1. Đồng hoá
2. Dị hoá
A. Tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản.
B. Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản.
C. Phá vỡ liên kết hoá học trong chất hữu cơ làm cho năng lượng chuyển từ thế năng thành động năng.
D. Tích luỹ năng lượng trong các chất hữu cơ.

 
1…….
2…….

Câu 11. Hãy chọn cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau :
Enzim là một ...(1)... được tạo ra ..(2).. . Nhờ enzim mà các ..(3)... trong cơ thể sống xảy ra rất nhanh trong điều kiện sinh lí bình thường. Enzim có bản chất là prôtêin. Ngoài ra, một số enzim còn có thêm một ...(4)... gọi là côenzim. Chất chịu tác dụng của enzim gọi là cơ chất.
A. Phần tử hữu cơ nhỏ
B. Chất xúc tác sinh học
C. Trong cơ thể sống
D. Phản ứng hoá học

Câu 12*. Hãy ghi chú thích thay cho các số 1, 2, 3... trên hình 11.
 

Câu 13. Chọn phương án trả lời đúng.
1. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng sinh hoá bằng cách nào ?
A. Tạo ra nhiều phản ứng trung gian.
B. Tăng tốc độ phản ứng trong tế bào.
C. Nâng cao nhiệt độ để các phản ứng diễn ra dễ dàng.
D. Cả a, b và c.
2. Enzim có bản chất là gì ?
A. Lipôprôtêin.
B. Prôtêin.
C. Glicôprôtêin.
D. Cả a, b và c.
3. Enzim liên kết với cơ chất như thế nào?
A. Enzim có thể liên kết với cơ chất ở bất kì vị trí nào.
B. Enzim có thể liên kết với nhiều cơ chất khác nhau.
C. Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất.
D. Cả a và b.
4. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng vì :
A. Trên mỏi enzim chỉ có một trung tâm hoạt động.
B. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất nhất định.
C. Chịu tác động bởi tính chất lí hoá của cơ chất.
D. Cả A và C.

Câu 14. Chọn phương án trả lời đúng nhất.
1. Những nhân tử nào sau đây ảnh hưởng đến hoạt động của enzim ?
A. Nhiệt độ.
B. Độ pH.
C. Nồng độ cơ chất.
D. cả A, B và C.
2. Nồng độ cơ chất ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của enzim ? .
A. Cơ chất nhiều enzim hoạt động mạnh.
B. Cơ chất quá nhiều sẽ kìm hãm sự hoạt động của enzim.
C. Cơ chất ít enzim không hoạt động.
D. Cả A và B

Câu 15. Chọn cân sai trong các câu sau :
A. Các chất trong tế bào được chuyển hoá (từ chất này sang chất khác. thông qua hàng loạt phản ứng có xúc tác của enzim.
B. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH... ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
C. Khi cần tổng hợp nhanh một chất nào đó với số lượng lớn, tế bào có thể sử dụng nhiều loại enzim khác nhau.
D. Tế bào có thể điều hoà quá trình trao đổi chất thông qua việc điều khiển tổng hợp enzim hoặc ức chế hoặc hoại hoá các enzim.

Câu 16. Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
1. Thế nào là hô hấp tế bào ?
A. Là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP diễn ra trong tế bào sống.
B. Là quá trình cây xanh nhận CO2 và thải O2.
C. Là quá trình động vật hấp thu O2 và thải CO2
D. Cả B và C.
2. Những sự kiện nào sau đây xảy ra trong quá trình hô hấp tế bào ?
A. Các chất hữu cơ bị phân giải thành CO2  và H2O.
B. Năng lượng trong chất hữu cơ được giải phóng chuyển sang dạng dễ sử dụng là ATP).
C. Các chất hữu cơ được chuyên đối từ chất này thành chất khác.
D. Cả a và b.

Câu 17. Chọn phương án trá lời đúng hoặc đúng nhất.
1. Quá trình hô hấp tế bào (từ một phân tử đường glucôz.ơ) gồm các giai đoạn :
A. Đường phân.
B. Chu trình Crep.
C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
D. Cả A, B và C
2. Thế nào là đường phân ?
A. Là quá trình, biển đổi phân tử glucôzơ xảy ra ở tế bào chất.
B. Là quá trình biến đổi cacbohiđrat trong tế bào.
C. Là quá trình biến đổi đường mantôzơ và saccarôzơ trong tế bào.
D. Cả A, B và C.
3. Kết quả đường phân tử một phân tử glucôzơ:
A. Tạo ra 2 phân tử axit piruvic và 2 phân tử ATP cùng với 2 phân tử NADH.
B. Tạo ra 6 phân tử H2O và 6 phân tử CO2.
C. Tạo ra glicôgen.
D. Cả B và C.

Câu 18. Hãy ghi chú thích thay cho các số 1, 2, 3.. trên hình 12

A. Ti thể
B. Đường phân
C. Chu trình Crep
D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp

Câu 19. Hãy chọn cụm từ phù hợp trong các cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau :
Hô hấp tế bào là ...(1)... của các nguyên liệu hữu cơ thành ...(2)...Hô hấp tế bào. ...(3)..., thông qua đó năng lượng của nguyên liệu hô hấp được giải phóng dần từng phần. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào ...(4)... của tế bào. 
A. Nhu cầu năng lượng
B. Quá trình chuyển năng lượng
C. Năng lượng ATP
D. Gồm rất nhiều phản ứng

Câu 20. Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
1. Sản phẩm tạo thành từ một phân tử axêtyl - CoA bị ôxi hoá hoàn toàn trong chu trình Crep là :
A. Hai phân tử CO2.
B. Một phân tử ATP.
C. Một phân tử FADH2, và ba phân tư NADH.
D. Cả A, B và C.
2. Quá trình ôxi hoá axêtyl - CoA được diễn ra ở đâu ?
A. Trong ribôxôm.
B. Trong tế bào chất.
C. Trong chất nền của ti thể.
D. Cả A và B.
-----------
ĐÁP ÁN
Câu 1. A
Câu 3. (1.A, 2.C, 3.B, 4.D)
Câu 4. D
Câu 5. (1. D, 2.A, 3.B)
Câu 6. (1.B, 2.C, 3.D, 3.A)
Câu 7. (A.Đ, B.Đ, C.S, D.S)
Câu 8. C     Câu 9. C
Câu 10. (1-A,D; 2-B,C)
Câu 11. (1.B, 2.C, 3.D, 4.A)
Câu 12. (1.B, 2.A, 3,6.D, 4.C, 5.E)
Câu 13. (1.A, 2.B, 3.C, 4.B)
Câu 14. (1.D, 2.D)
Câu 15. C
Câu 16. (1.A, 2.D)
Câu 17. (1.D, 2.A, 3.A)
Câu 18. (1.B, 2.C, 3.D, 4.E, 5.A)
Câu 19. (1.B, 2.C, 3.D, 4.A)
Câu 20. (1.D, 2.C)

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây