Giải bài tập SGK Sinh 6 - Bài 21: Quang hợp

Thứ ba - 20/11/2018 10:27
Giải bài tập SGK Sinh 6 - Bài 21: Quang hợp

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 69: Thảo luận:

- Việc bịt lá thí nghiệm bằng giấy đen nhằm mục đích gì?

- Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?

- Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?

Lời giải:

- Bịt lá bằng giấy đen làm cho lá cây không tiếp xúc được với ánh sáng, để kiểm tra xem lá có quang hợp được không.

- Chỉ có phần không bị bịt giấy mới quang hợp được và tạo ra tinh bột. Bởi vì khi bỏ vào cốc đựng thuốc thử tinh bột thì phần không bị bịt có màu xanh (do Iốt tác dụng với tinh bột tạo ra chất có màu xanh).

- Qua thí nghiệm trên ta có thể kết luận: Ánh sáng là điều kiện để lá quang hợp được, nếu không có ánh sáng sẽ không có quá trình tạo quang hợp tạo chất hữu cơ.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 70: Thảo luận:

- Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao?

- Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra khí? Đó là khí gì?

- Có thể rút được kết luận gì qua thí nghiệm?

Lời giải:

- Cành rong ở cốc B có quang hợp chế tạo được tinh bột vì được để ngoài ánh sáng.

- Ta thấy ở cốc B có xuất hiện bọt khí, khi đưa que đóm vừa tắt lại bùng cháy chứng tỏ khí đó là khí oxi.

- Kết luận rút ra qua thí nghiệm là quang hợp tạo ra khí oxi

Bài 1: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?

Lời giải:

     + Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày.

     + Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.

     + Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt) từ 4- 6.

     + Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá.

     + Rửa sạch lá trong cốc nước ấm, bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng).

     Kết quả: dựa vào phản ứng màu của tinh bột với I-ôt (tạo hợp chất có màu tím than). Chỗ lá cây không bịt giấy đen có màu tím than, chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột nên không bị biến màu, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

Bài 2: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong ?

Lời giải:

   Khí ôxi trong nước ở bể cá rất ít, thả thêm rong vào bể để rong quang hợp tạo ra nhiều khí ôxi, cung cấp ôxi trong nước cho cá cảnh hô hấp tốt hơn.

Bài 3: Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng ?

Lời giải:

   Phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng để lá có thể quang hợp, tạo ra tinh bột nuôi cây.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 21 trang 72: Thảo luận:

- Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào?

- Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?

- Từ kết quả đó có thể kết luận gì?

Lời giải:

- Không khí bên trong chuông A không có khí CO2 do nước vôi trong đã hấp thụ hết khí CO2, trong chuông B có khí CO2.

- Lá cây ở chuông B tổng hợp được tinh bột vì khi đưa vào thuốc thử có chứa Iốt thì có màu xanh.

- Từ kết quả trên có thể kết luận: Quá trình quang hợp cần sử dụng CO2.

Bài 1: Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào đế chế tạo tinh bột ? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu ?

Lời giải:

Lá cây sử dụng những nguyên liệu đế chế tạo tinh bột là:

- Nước: rễ hút từ đất

- Khí Cacbonic: lá lấy từ không khí

- Ánh sáng : từ bên ngoài

- Diệp lục : thành phần trong lục lạp

Bài 2: Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp ?

Lời giải:

Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.

bai 2 trang 72 sgk sinh hoc 6

Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là: Ánh sáng và chất diệp lục. Quang hợp chỉ có thể xảy ra khi có ánh sáng, và chỉ có chất diệp lục mới có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sang thành năng lượng trong các liên kết hóa học của tinh bột.

Bài 3: Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận ? Vì sao em biết ?

Lời giải:

   - Thân non có màu xanh cũng quang hợp được khi có đủ ánh sáng. Màu xanh của thân chứng tỏ trong tế bào có lục lạp chứa diệp lục có chức năng quang hợp.

   - Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do thân hoặc cành đảm nhiệm. Vì ở những cây này, thân và cành cũng có lục lạp chứa diệp lục.

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây