Giải bài tập SGK Sinh 6 - Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật

Thứ ba - 13/11/2018 22:30
Giải bài tập SGK Sinh 6 - Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 3 trang 10: Quan sát H.3.1, H.3.2;H.3.3; H.3.4

Trao đổi thảo luận:

- Xác định những nơi trên Trái đất có thực vật sống.

- Kể tên một vài cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc…

- Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít phong phú hơn ?

- Kể tên một số cây gỗ lâu năm, to lớn, thân cứng rắn.

- Kể tên một số cây sống trên mặt nước. Theo em chúng có điểm gì khác cây sống trên cạn.

- Kể tên một vài cây nhỏ bé, thân mềm yếu.

- Em có nhận xét gì về thực vật ?

Trả lời:

- Thực vật có thể sống ở rất nhiều nơi : Đồng ruộng, rừng, sa mạc, đầm lầy, trong nước, mặt nước…

- Các thực vật sống ở:

     + Đồng bằng: bưởi, cam, lúa, ngô

     + Ao hồ: sen, súng, bèo …

     + Sa mạc: xương rồng

     + Dưới biển: rong biển, tảo …

- Nơi phong phú thực vật là những nơi có độ ẩm cao, điều kiện sống thuận lợi: Rừng , ruộng, đầm. Nơi ít phong phú là sa mạc, trên núi cao

- Một số cây gỗ sống lâu năm: Xà cừ, lim, chò…

- Một số cây sống mặt nước: bèo tây, rau muống nước,..thân của các cây sống trên mặt nước thường nhẹ, xốp, thân mềm..

- Một số cây có thân mềm yếu: rau má, rong đuôi chó…

- Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú.
 

Bài 1: Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất?

Trả lời

   - Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng trung du – ven biển; trong nước hoặc trên mặt đất; vùng nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt,…. Chúng rất đa dạng và thích nghi tốt với mọi môi trường sống. Số lượng loài và cá thể thực vật ở vùng sa mạc rất ít, nhưng ở khu vực nhiệt đới rất phong phú.

   - Ví dụ:

      + Trong nước: rong đuôi chó, tảo, rau mác, sen, súng, củ ấu,…

      + Trên mặt đất: thông, tuế, tre, trúc, bạch đàn, cỏ mần trầu, khoai, xương rồng, bao báp, cúc, cam, bưởi,…
 

Bài 2: Đặc điểm chung của thực vật là gì?

Lời giải:

     Đăc điểm chung của thực vật là:

      - Tự tổng hợp được chất hữu cơ

      - Có đời sống cố định

      - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
 

Bài 3: Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?

Lời giải:

    Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng chúng ta vẫn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng vì:

     - Thực vật cung cấp lương thực và rau xanh là thức ăn cho con người và các loài động vật.

     - Nhiều loài thực vật có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh: nhân sâm, mật gấu, đinh lăng, cam thảo, sen, …

     - Thực vật giúp điều hòa khí hậu, giảm tác động của hiệu ứng nhà kính, cung cấp ôxi, làm sạch không khí.

     - Thực vật giúp ngăn chặn các thảm họa tự nhiên (thiên tai): lũ quét, sạt lở đất, xâm nhập mặn,…

     - Thực vật cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: chế biến lương thực, công nghiệp gỗ, công nghiệp giấy,…

     - Thực vật giúp làm đẹp cảnh quan môi trường.

Bài tập: Quan sát 5 cây xanh khác nhau, điền vào bảng sau:

Trả lời

STT Tên cây Nơi sống Công dụng đối với con người
1 Cây sà cừ Trên cạn Cung cấp gỗ, bóng mát, cung cấp oxi,…
2 Cây đinh lăng Trên cạn Làm thuốc, làm cảnh
3 Cây rau muống Trên cạn, dưới nước Rau ăn
4 Cây sen Dưới nước Làm thực phẩm, làm thuốc
5 Cây nhãn Trên cạn Cung cấp gỗ, thực phẩm, ôxi,…

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây