Trả lời câu hỏi và bài tập sinh học 6, Chương X. Vi khuẩn – nấm – địa y

Chủ nhật - 29/03/2020 04:39
Giải bài tập sinh học 6, Chương X. Vi khuẩn – nấm – địa y
A. LÍ THUYẾT

Câu 1: Vi khuẩn có những hỉnh dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao?

Trả lời
1. Hình dạng, kích thước:
- Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường.
Hình dạng: vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu, hình phễu, hình xoắn, hình chuỗi.
2. Cấu tạo:
Vi khuẩn có cấu tạo rất đơn giản. Cơ thể chúng chỉ gồm một tế bào nên được gọi là cơ thể đơn bào. Bên ngoài tế bào có một lớp màng bọc; ở trong có chất nguyên sinh và chưa có nhân. Điểm khác biệt giữa vi khuẩn với các cơ thể thực vật khác là ở hầu hết vi khuẩn không chứa hạt diệp lục. Hầu hết vi khuẩn không có màu; một số có roi và chuyển vận trong nước.

Câu 2: Phân biệt các hình thức sống sau đây của vi khuẩn và nêu thí dụ cho mỗi hình thức sống đó: ký sinh, hoại sinh, cộng sinh.

Trả lời       
Ký sinh Hoại sinh Cộng sinh
- Lối sống bám vào cơ thể sống khác (gọi là vật chủ).
- Tác dụng: gây hại cho vật chủ và lấy chất hữu cơ của vật chủ.
- Thí dụ: khuẩn ký sinh gây bệnh ở người như: tả, thương hàn, bạch hầu, uốn ván.
- Sống dựa vào nguồn chất hữu cơ có sẵn.
- Phân giải và làm cạn kiệt nguồn chất hữu cơ đó.
- Thí dụ: vi khuẩn gây ôi thiu thức ăn, vi khuẩn gây thối trên xác động vật.
 

 - Vi khuẩn cùng sống với một cơ thế sống khác.
- Cả vi khuẩn và cơ thể sống khác đều cùng có lợi trong quá trình đó.
- Thí dụ: vi khuẩn cộng sinh với rễ các cây họ đậu.

Câu 3: Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên, trong nông nghiệp và công nghiệp?

Trả lời
1. Đối với thiên nhiên: Vi khuẩn tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ (như xác động vật, thực vật...) thành chất vô cơ (như nước, khí cacbonic) cho cây sử dụng.
2. Trong công nghiệp: Nhiều vi khuẩn được ứng dụng trong công nghiệp như: sản xuất vitamin, axit amin, prôtêin, làm sạch nước thải và môi trường.
3. Trong nông nghiệp: Một số vi khuẩn sông cộng sinh với rễ của các cây họ đậu, tạo được chất đạm bố sung cho đất trồng. Vi khuẩn còn có tác dụng làm đất tơi xốp, thoáng khí.

Câu 4: Nấm giống và khác tảo ở những điểm nào?

Trả lời
a. Giống nhau:
Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.
- Đều có cơ thể cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.
- Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

b. Khác nhau giữa nấm và tảo:
Nấm Tảo
- Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.
- Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.
- Sống dị dường: hoại sinh hay ký sinh.
- Sống trong môi trường nước.


- Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chát hữu cơ.

- Sống tự dưỡng.
 

Câu 5: Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và dinh dưỡng của nấm mốc trắng và nấm rơm.

Trả lời
1. Giống nhau:
- Đều được cấu tạo bởi nhiều tế bào.
- Cơ quan sinh dưỡng đều có dạng hình sợi.
- Trong tế bào đều không có chứa chất diệp lục.
- Đều có lối sống dinh dưỡng hoại sinh: hút nước và chất hữu cơ có sẵn trong môi trường.
2. Khác nhau:
Nấm mốc trắng Nấm rơm
Giữa các tế bào trong sợi nấm không có màng ngăn. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi màng ngăn.

Câu 6: Em hãy cho biết muốn hạn chế những tác hại của nấm, cần phải làm gì?

Trả lời
1. Đối với nấm gây bệnh cho cây trồng:
Cần tiêu diệt chúng bằng cách nắm vững chu trình phát triển của chúng để tác dụng thích hợp. Khi phát hiện bệnh cần phun thuốc, đốt cây bệnh kịp thời không cho lan sang cây khác.
2. Đối với nấm gây bệnh cho người:
- Hạn chế tác hại của chúng bằng cách giữ vệ sinh cơ thể.
- Quần áo, thuốc men, đồ dùng, thức ăn... phải được giữ vệ sinh, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Quần áo giặt sạch phơi ra nắng cùng tránh được nấm mốc.
- Khi sử dụng nấm làm thức ăn phải cẩn thận để tránh ngộ độc. Nếu bị ngộ độc phải kịp thời rửa ruột và đưa đến bệnh viện.

Câu 7: Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa nấm và vi khuẩn?

Trả lời
1. Giống nhau giữa nấm và vi khuẩn:
- Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.
- Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay ký sinh.
2. Khác nhau giữa nấm và vi khuẩn
Nấm Vi khuẩn
  • Cấu tạo, cơ thể đã có nhiều tế bào
  • Tế bào đã có nhân hoàn chỉnh
  • Nhiều dạng đã có kích thước lớn, có thể quan sát được bằng mắt như: nấm rơm, nấm mốc, nấm mèo.v.v.
  • Sinh sản vô tính bằng bào tử.
  • Cấu tạo cơ thể chỉ gồm một tế bào
  • Tế bào chưa có nhân
  • Kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt
 
  • Sinh sản sinh dưỡng bằng cách nhân đôi tế bào


Câu 8: Địa y có hình dạng và cấu tạo như thế nào? Nêu vai trò của địa y?

Trả lời
1. Đặc điểm về hình dạng và cấu tạo:
Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
Cấu tạo trong của địa y gồm những tề bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
2. Vai trò của địa y:
- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau.
- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.
- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

B. BÀI TẬP
I. ĐỀ BÀI TẬP
1. Hãy đánh dấu x vào cho ý đúng. Vi khuẩn có đời sống:
a. Ký sinh
b. Hoại sinh
c. Cộng sinh
d. Cả a, b đúng.

2. Hãy điền các đặc điểm của vi khuẩn theo bảng dưới đây:
  Đặc điểm vi khuẩn
Kích thước  
Cấu tạo  
Dinh dưỡng  
Phân bố  

3. Hãy chọn những từ thích hợp trong các từ: tế bào, hoại sinh, nhiều nhân, sợi, không diệp lục, bào tử điền vào chỗ trống (...) các câu sau:
Mốc trắng có dạng  …….(I).... phân nhánh, cơ thể có nhiều ……. (II) ……nhưng chưa có vách ngăn, trong tế bào có (III) Tế bào trong suốt, ……(IV)……. và cũng không có chất màu khác.
Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức ……(V) ………, chúng sinh sản bằng….. (VI)….. Đó là hình thức sinh sản vô tính.

4. Hãy chọn những từ thích hợp trong các từ: tế bào, cơ quan sinh dưỡng, vách ngăn, cơ quan sinh sản, diệp lục, hai nhân, bào tử, hoại sinh điền vào chỗ trống (...).
- Nấm rơm có cấu tạo nhiều ……(I)....., giữa các tế bào có ......(II)………. , mỗi
tế bào có .....(III)…….. và không có ……..(IV)…….. Cơ thể gồm 2 phần: phần sợi
nấm là .....(V)……… và phần mũ nấm là ………(VI)……..
- Nấm rơm dinh dưỡng theo lối ……..(VII)……..   và chúng sinh sản vô tính bằng ....(VIII)...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây