Trả lời câu hỏi và bài tập sinh học 6, Đại cương về giới thực vật

Thứ tư - 25/03/2020 09:31
Giải bài tập sinh học 6, Đại cương về giới thực vật
A. LÍ THUYẾT
Câu 1: Thực vật sống những nơi nào trên trái đất?

Trả lời
1. Thực vật sống ở nhiều môi trường khác nhau:
- Ở môi trường đất: có nhiều thực vật nhất. Chúng tạo ra những khu rừng lớn. Những cây trồng trên đất thường gặp như: lúa, bắp, khoai, v.v...
- Ở môi trường nước: có rong, tảo, v.v...
- Ở môi trường không khí có vi khuẩn v.v...

2. Thực vật sống ở nhiều vùng khác nhau:
Vùng nhiệt đới, thực vật rất phong phú. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới có rất nhiều loài thực vật như cây lấy gỗ (tràm, đước...), cây công nghiệp (cao su, dừa...), cây lấy quả (xoài, mít...), cây lương thực (lúa, bắp...) v.v...
- Vùng Ôn đới: có cây thông, tùng, bách v.v...
- Vùng sa mạc: có cây xương rồng v.v...
- Vùng ngập nước: có cầy bần, sú, vẹt v.v...

Câu 2: Hãy giải thích vì sao ở vùng nhiệt đới, thực vật phong phú, còn ở vùng sa mạc, nơi băng giá lại có ít thực vật?

Trả lời
Vùng nhiệt đới có thực vật phong phú:
Do ở vùng nhiệt đới khí hậu ấm áp, mưa nhiều làm cho nhiệt độ và đất đai ở đó rất thích hợp cho sự phát triển của thực vật. Vì vậy thực vật phát triển rất mạnh và phong phú ở vùng nhiệt đới.
Vùng sa mạc, nơi băng giá ít thực vật.
Đó là hai nơi có khí hậu rất khắc nghiệt, bị khô hạn hoặc lạnh giá. Do vậy thực vật ít phát triển.

Câu 3: Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần  phải trồng thêm cây và báo vệ chúng?

Trả lời
Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng chúng ta vẫn cần thiết phải trồng thêm và bảo vệ cây vì:
Tốc độ sinh sản của thực vật trong tự nhiên chậm hơn so với tốc độ khai thác sử dụng của con người, nhất là khi dân số tăng.
Tình trạng khai thác bừa bãi, làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quý hiếm bị khai thác cạn kiệt, dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho tự nhiên và con người.
- Để có thể vừa khai thác hợp lý phục vụ lợi ích của con người, vừa duy trì khả năng phát triển của thực vật và rừng; tạo ra lợi ích bền vững.

Câu 4: Nêu những điểm khác nhau giữa cây một năm và cây lâu năm. Cho một vài thí dụ về các loại cây đó.

Trả lời
1. Cây một năm:
Có đời sống ngắn, thường dưới một năm.
Chỉ ra hoa tạo quá một lần trong đời, sau đó chết đi.
Thí dụ: bắp, lúa, khoai lang, đậu, lạc,...

2. Cây lâu năm:
- Có đời sống dài hơn, sống nhiều năm.
Thường ra hoa, tạo quá nhiều lần trong đời sống.
Thí dụ: mít, mận, nhãn, bưởi, dừa...

B. BÀI TẬP
I. ĐỀ BÀI TẬP
1. Hãy hoàn thành bảng dưới đây, tìm thêm thí dụ ở cột tên cây:
Những nơi thực vật sống Tên cây Thực vật phong phú Thực vật khan hiếm
 
Các miền khí hậu Hàn đới Rêu, địa y…    
Ôn đới Bạch dương,..    
Nhiệt đới Tre,…    
Các dạng địa hình Đồi núi Lim,…    
Trung du Chè,….    
Đồng bằng Lúa, ngô….    
Sa mạc Xương rồng...    
Các môi trường sống Dưới nước Sen    
Trên cạn Bưởi    

2. Hãy ghi tên những cây có hoa và cây không có hoa mà em đã quan sát được vào bảng sau
STT Cây không có hoa Cây có hoa
 
     

3. Quan sát 5 cây xanh khác nhau tại nơi em sinh sống để điền vào bảng sau:
STT Tên cây Nơi sống
Công dụng đối với người
 
       
  
II. HƯỚNG DẪN GIẢI
1.
Những nơi thực vật sống Tên cây Thực vật phong phú Thực vật khan hiếm
 
Các miền khí hậu Hàn đới Rêu, địa y, phong, lùn…   x
Ôn đới Bạch dương, táo, lê, lúa mì,… x  
Nhiệt đới Tre, lúa, ngô… x  
Các dạng địa hình Đồi núi Lim, thông… x  
Trung du Chè, cọ, sim… x  
Đồng bằng Lúa, ngô, khoai x  
Sa mạc Xương rồng, cỏ, lạc đà…   x
Các môi trường sống Dưới nước Sen, rong, bèo… x  
Trên cạn Bưởi, cải, đậu… x  

2. Hãy ghi tên những cây có hoa và cây không có hoa mà em đã quan sát được vào bảng sau
STT Cây không có hoa Cây có hoa
 
1
2

3
4
5
6
Cây rêu
Cây bèo hoa dâu
Cây rau bợ
Cây thông
Cây kim giao
Cây thiên tuế
Cây mận
Cây mít
Cây xoài
Cây chuối
Cây bưởi
Cây hoa hồng

3. Quan sát 5 cây xanh khác nhau tại nơi em sinh sống để điền vào bảng sau:
STT Tên cây Nơi sống
Công dụng đối với người
 
1 Lúa Đất Cung cấp lương thực
2 Mía Đất Dùng sản xuất đường
3 Xoài Đất Cung cấp quả
4 Thuốc bỏng Đất Làm thuốc
5 Bèo Nước Chăn  nuôi gia súc, làm phân xanh

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây