Trả lời câu hỏi và bài tập sinh học 6, Chương VII: Quả và hạt

Chủ nhật - 29/03/2020 04:26
Giải bài tập sinh học 6, Chương VII: Quả và hạt
A. LÍ THUYẾT
Câu 1: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa? Tên của bộ phận đó?

Trả lời
Sau khi thụ phấn:
- Hợp tử phát triển thành phôi.
- Noãn phát triền thành hạt chứa phôi.
- Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
Trong một số trường hợp, quả hình thành vẫn còn giữ lại bộ phận của hoa như:
- Cà chua, quả hồng vẫn còn lại phần đài hoa.
- Bắp, chuối... còn giữ lại đầu nhụy, vòi nhụy.

Câu 2: Tên các bộ phận của hạt. Điểm khác nhau, cơ bản giữa hạt cây một lá mầm và hạt cây hai lá mầm là gì?

Trả lời
1. Các bộ phận của hạt:
Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi hạt gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhủ.

2. Điểm khác nhau cơ bản giữa hạt cây một lá mầm và hạt cây hai lá mầm:
- Hạt cây một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
- Hạt cây hai lá mầm: phôi của hạt chỉ có hai lá mầm.

Câu 3: So sánh quả mọng và quả hạch? Hãy kể tên một số loại quả mọng và quả hạch.
1. Giống nhau:
Quả mọng và quả hạch đều thuộc loại quả thịt.
2. Khác nhau:
- Quả mọng: bên trong chứa toàn thịt quả.
- Quả hạch: bên trong có hạch cứng bọc lấy quả.
3. Thí dụ:
Quả mọng: như quá đu đủ, quả cà chua, quả mận...
Quả hạch: như quả xoài, quả mơ, quả táo...

Câu 4: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt. Giải thích và nêu thí dụ về mỗi loại quả nói trên.
 
Trả lời
Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả, có thể phân thành hai nhóm quả chính là quả khô và quả thịt.
1. Quả khô: 
Là loại quả khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. Quả khô gồm có loại quả khô nẻ và qua khô không nẻ.
- Quả khô nẻ: thí dụ như quả thầu dầu, quả cải, quả đậu xanh, quả bã đậu, quả cây trái nổ, v.v... khi chín, vỏ quả tự tách ra.
- Quá khô không nẻ: như quả mùi, quả lúa v.v...

2. Quả thịt:
Là loại quả khi chín mềm, vỏ dày chứa thịt quả. Quả thịt gồm quả mọng và quả hạch.
- Quả mọng: vỏ quả chứa toàn thịt như quả đu đủ, quả cà chua, qua mận v.v...
- Quả hạch: quả có hạch cứng bọc lấy hạt như quả xoài, quả mơ v.v...

Câu 5: Củ lạc (đậu phộng) là củ hay quả? Tại sao?
Củ lạc chính là quả nằm trong đất. Ở cây lạc có hai loại hoa: một loại hoa nở ở phần trên của cây, loại hoa này không tạo quả. Một loại hoa khác là hoa không nở, tự thụ phấn nằm ở dưới của cây. Loại hoa này sau khi thụ tinh bầu nhụy lớn lên và chui vào đất phát triển thành quả chứa hạt bên trong.

Câu 6: Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm.

Trả lời
1. Giống nhau:
Đều có vỏ và phôi hạt.
Trong phôi hạt đều có các thành phần là rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm.
Đều có chứa chất dự trữ để nuôi cây con khi hạt nảy mầm.
2. Khác nhau:
Hạt đậu đen Hạt gạo
- Không chứa phôi nhũ
- Phôi chứa hai lá mầm
-Chất dự trữ chứa trong hai lá mầm
- Có chứa phôi nhũ
- Phôi chỉ chứa một lá mầm
- Chất dự trữ chứa ở phôi nhũ

Câu 7: Hạt đào lộn hột, hạt lúa, nằm bên ngoài hay bên trong quả?

Trả lời
Quan sát quả đào lộn hột, ta thấy có hai phần: phần thịt, có màu vàng hay màu đỏ người ta thường ăn là do đế hoa phát triển thành, phần còn lại ta quen gọi hạt chính là quả chứa hạt bên trong. Vậy hạt đào lộn hột nằm bên trong quả.
Ở lúa, hạt cùng nằm bên trong quả. Phần hạt gạo mà ta vẫn quen gọi chính là hạt lúa. Bao bên ngoài là vách quả do vỏ trấu và vỏ cám dính lại tạo thành.

Câu 8: Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì?

Trả lời
Có những đặc điểm như sau:
Một số loại quả là thức ăn của động vật (chim, sóc...) như ổi, sim, cà chua, ớt .v.v. có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm để lôi cuốn động vật. Hạt của các loại quả này có xơ cứng nên không bị tiêu hóa, chúng theo phân động vật phát tán khắp nơi.
Một số loại quả có gai, móc hoặc lông cứng để bám được trên lông động vật như quả ké, quả có xước, quả cỏ may, quả vuốt hùm, quả trinh nữ .v.v.

Câu 9: Những quả và hạt được phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gi?

Trả lời
Những quả và hạt được phát tán nhờ gió thường có những đặc điểm như khô, nhẹ, có cánh hoặc có lòng để bọc gió và được gió chuyên đi xa
Thí dụ:
Quả, hạt có cánh như: quả chè (trà), quả dầu rái, quả cói, hạt núc nát, hạt củ mài...
Quả, hạt có lông như: quả cỏ lào, quả rau tàu bay, hạt thừng mức, hạt cây sữa...

Câu 10: Hoa thụ phấn nhờ gió khác với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ như thế nào?

Trả lời
Hoa thụ phấn nhờ gió Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Thường không có màu hoặc màu không sặc sỡ.
- Thường không có hương thơm.
- Tràng hoa thường đơn giản để đầu nhụy dễ nhận hạt phấn do gió mang đến.
- Hạt phấn nhẹ để được gió mang đi.
- Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều lông dính để nhận hạt phấn từ gió.
- Thường có màu sặc sỡ để sâu bọ dễ nhận biết.
- Thường có hương thơm hoặc có tuyến tiết mật để thu hút sâu bọ.
- Tràng hoa thường phức tạp để sâu bọ chui và hút mật dễ dính hạt phấn lên cơ thể và chuyển sang đầu nhụy của hoa khác.
- Hạt phấn ướt, để dễ dính vào cơ thể sâu bọ và đầu nhụy.
- Đầu nhụy có chất dính.

Câu 11: Hãy nêu và cho thí dụ về các hình thức phát tán của quả và hạt. Trong các hình thức phát tán đó, thì hình thức nào giúp thực vật phát tán rộng và nhanh nhất? Tại sao?

Trả lời
1. Các hình thức phát tán của quả và hạt:
- Quả hạt tự phát tán: như quả bóng nước, quả đậu xanh...
- Quả hạt phát tán nhờ gió: như quả chò, quả bồ công anh...
- Quả hạt phát tán nhờ động vật: quá ớt, quá ối, cà chua...
- Quả hạt phát tán nhờ con người: con người cũng đã giúp quả và hạt ở các loài cây phát tán.
2. Hình thức phát tán quả và hạt nhanh và rộng nhất:
Trong các hình thức phát tán quả và hạt thì sự phát tán nhờ con người giúp cho thực vật phát tán rộng và nhanh nhất do con người có các phương tiện di chuyển từ nơi này đến nơi khác thuận lợi hơn. Ngoài ra, do con người có ý thức nên sự phát tán quả, hạt cũng tạo ra hiệu quả cao hơn giúp hạn chế bị chết đi do rơi vào môi trường không thuận lợi như trong sự phát tán nhờ gió và nhờ động vật.

Câu 12: Điều kiện bên trong cần cho sự nẩy mầm của hạt là gì? Làm thế nào để chứng minh điều đó?

Trả lời
Điều kiện bên trong cần cho sự nấy mầm của hạt là chất lượng của hạt.
Có thể chứng minh điều đó như sau:
Sử dụng các cốc có độ ấm, nhiệt độ và độ thoáng của môi trường giống nhau. Mỗi chiếc cốc cho vào một loại hạt trong các loại hạt sau: hạt nguyên vẹn chắc mẩy; hạt bị sứt sẹo; hạt bị mối mọt; hạt bị nấm mốc.
Sau vài ngày, các hạt nguyên vẹn chắc mẩy nẩy mầm tốt hơn các loại hạt còn lại, sẽ chứng minh sự nẩy mầm phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.
 
Câu 13: Hạt nảy mầm cần những điền kiện bên ngoài nào? Mô tả thí nghiệm chứng minh.

Trả lời
1. Những điều kiện bên ngoài cần cho hạt nẩy mầm là: nước, không khí và nhiệt độ.
2. Thí nghiệm chứng minh:
a. Hạt nảy mầm cần nước, không khí:
Chọn các hạt đậu xanh có chất lượng tốt như nhau rồi cho vào 3 chiếc cốc, mỗi cốc chừng 10 hạt.
- Ở cốc thứ nhất: đổ ngập nước khoảng vài cm.
- Ở cốc thứ hai: lót một lớp bông gòn ẩm trước khi cho hạt vào.
- Ở cốc thứ ba: không bỏ gì vào thêm, ngoài hạt.
Sau vài ngày nhận thấy chỉ có các hạt trong cốc thứ hai nẩy mầm do có đủ không khí và lượng nước phù họp.
Ở cốc thứ nhất, hạt không nãy mầm do thiếu không khí.
Ở cốc thứ ba, hạt không nấy mầm do thiếu nước.

b. Hạt nảy mầm cần nhiệt độ phù hợp:
Lập lại thí nghiệm giống như ở chiếc cốc thứ hai nêu trên, nhưng đặt vào hộp xốp đựng nước đá và duy trì trạng thái đó sau vài ngày, thì hạt vẫn không nãy mầm.
Thí nghiệm cho thấy nếu điều kiện không khí và nước phù hợp, nhưng nhiệt độ không phù hợp thì hạt vẫn không nẩy mầm.

Câu 14: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai cách nẩy mầm ở hạt đậu đen và hạt thóc (hạt lúa)?

Trả lời
1. Những điểm giống nhau:
- Trong quá trình nảy mầm, hạt đậu đen và hạt thóc có những biểu hiện giống nhau như:
- Hạt đều hút nước trương lên.
- Rễ mầm xuất hiện trước và đâm xuống đất.
- Các phần khác như chồi mầm, lá mầm xuất hiện sau.
- Trong suốt giai đoạn nảy mầm. Các bộ phận của cây con đều sử dụng chất dinh dưỡng được dự trữ trước đó của hạt.
- Các lá mới đều được sinh ra từ chồi mầm.

2. Những điểm khác nhau:
Nảy mầm của hạt đậu đen Nảy mầm của hạt thóc
- Rễ mầm mọc ra và sau đó phát triển thành rễ cái. Từ rễ cái này mọc ra các rễ phụ.
- Thân mầm mọc dài ra.
- Hai lá mầm được thân mầm đưa lên khỏi mặt đất.
- Chất dinh dưỡng nuôi cây con ở giai đoạn đầu lấy từ hai lá mầm.
- Rễ mầm mọc ra nhưng sau đó sẽ chết đi và được thay thế bằng các rễ phụ.
- Thân mầm không mọc dài ra.
- Hai lá mầm dược thân mầm
- Khối phôi nhũ vẫn nằm dưới đất
- Chất dinh dưỡng nuôi cây con ở giai đoạn đầu lấy từ phôi nhũ.

Câu 15: Em hãy cho biết những vai trò của quả và hạt đối với đời sống của con người như thế nào?

Trả lời
Quả và hạt có nhiều vai trò trong đời sống con người như:
Các loại quả, hạt chứa nhiều chất bột dùng làm lương thực chủ yếu cho người và gia súc như: lúa, lúa mì, bắp, cao lương v.v...
Các loại quả, hạt chứa nhiều chất đạm, béo, đường dùng làm thực phẩm cho người như: đậu phộng (lạc), vừng (mè), đu đủ, xoài, măng cụt, nhãn v.v...
Các loại quả hạt được dùng trong công nghiệp như: dừa, thầu dầu để lấy dầu chạy máy, làm sơn, làm xà phòng... hoặc quả bông gòn cho sợi dệt vải, làm nệm.
- Quả, hạt dùng làm thuốc trị bệnh như hạt bí đỏ, hạt trâm bầu tẩy giun sán, hạt chanh trị ho, hạt mè chữa thận... hoặc bồi bổ cơ thể như hạt sen, táo tàu, nhãn .v.v.

Câu 16: Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây cỏ hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một cơ thể thống nhất? Cho thí dụ.

Trả lời
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan ở cây có hoa:
Mỗi cơ quan đều có các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng của cơ quan đó.
Thí dụ:
- Rễ có lông hút để hút nước và khoáng.
- Thân có các bó mạch để vận chuyển nước và các chất.
- Lá có diệp lục và lỗ khí để quang hợp và thoát hơi nước.
- v.v...

2. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa:
Các cơ quan trong mỗi cây có quan hệ và thống nhất với nhau. Sự thay đổi hoạt động của một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan còn lại và của cả cây.
Thí dụ: Khi rễ hoạt động yếu, lông hút hút ít nước và khoáng thì quá trình quang hợp chế tạo chất hữu cơ của lá bị giảm, quá trình vận chuyển nước, khoáng và chất hữu cơ của thân cũng chậm lại.
Ngược lại nếu rễ hút được nhiều nước và khoáng, quá trình chế tạo chất hữu cơ của lá và vận chuyển của thân cũng tăng lên.

Câu 17: Trong môi trường nước và môi trường khô cạn, cây có những biến đổi hình thái như thể nào? Cho thí dụ và giải thích vì sao có sự biến đổi đó?

Trả lời
a. Trong môi trường nước:
Những cây sống trôi nôi trôn mặt nước như bèo Nhật Bán, rau nhút (rau rút) có thân xốp nhẹ đè dề nối và dự trữ được ôxi cho chúng hô hấp.
- Những cây sống chìm trong nước như rong mái chèo, rau mác ngập nước thì có lá đài hẹp để chúng có thể nương theo sóng nước mà không bị rách.
Những cây nằm sát mặt nước như sen, súng lá lớn, hình tròn để nhận được nhiều ánh sáng.

b. Trong môi trường khô hạn, thiếu nước:
Như xương rồng, lá biến thành gai hoặc tiêu giảm để hạn chế sự thoát hơi nước; thân cây mọng nước để dự trữ cho cây dùng vào những lúc rễ không hút được nước; thân chứa diệp lục, màu xanh để chế tạo chất hữu cơ.

Câu 18: Vì sao trong trồng trọt, đối với các loài cây phải chọn các loại đất trồng khác nhau? Hãy giải thích và nêu thí dụ.

Trả lời
Mỗi loài cây đòi hỏi lượng nước và muối khoáng khác nhau, ở mỗi nơi khác nhau, đất lại chứa lượng nước và lượng chất khoáng cũng không giống nhau. Do đó, khi trồng trọt cần phải chọn lựa loại đất cho phù hợp với từng loại cây mới có thể đạt được năng suất cao.
Thí dụ:
- Trên đất phèn, trồng những loại cây ưa chua như cói, có năn, tràm, khóm (dứa) v.v...
- Trên đất mặn, ngập thủy triều trồng những cây ưa mặn như đước, sú, vẹt, mắm v.v...
- Trên vùng đồi, đất đỏ vàng trồng chè, sắn v.v...
- Trên đất phù sa, nhiều chất dinh dưỡng trồng các loại cây nông nghiệp tốt như lúa, bắp, khoai v.v...

B. BÀI TẬP
I. ĐỀ BÀI TẬP
1. Đánh dấu (x) vào cột đúng cho mỗi quả trong bảng sau
STT Tên quả Quả khô Quả thịt
Quả khô nẻ Quả khô không nẻ Quả mọng Quả hạch
1 Quả cà chua        
2 Quả xoài        
3 Quả đậu xanh        
4 Quả đu đủ        
5 Quả mơ        
6 Quả lúa        
7 Quả cải        
8 Quả mận        
9 Quả táo        
10 Quả bã đậu        
11 Quả thầu dầu        
12 Quả mùi        


2. Hoàn thành bảng dưới đây:
STT Câu hỏi Trả lời
Hạt đậu đen Hạt ngô
1 Hạt gồm những bộ phận nào?     
2 Bộ phận nào bao bọc và bào vệ hạt?     
3 Phôi gồm những bộ phận nào?     
4 Phôi có mấy lá mầm?     
5 Chất dinh dường dự trữ của hạt chứa ở đâu?     

3. Hoàn thành bảng dưới đây
STT Tên cây Loại hạt Công dụng
Một lá mầm Hai lá mầm  
1 Gạo      
2 Bắp      
3 Cao lương      
4 Đậu xanh      
5 Phượng vĩ      
6 Khế      
7 Sen      
8 Cỏ may      
9 Bông gòn      
10 Mảng cầu ta      

4. Hoàn thành bảng dưới đây: (Đánh dấu X vào vị trí đúng)
STT Tên quả hoặc hạt Cách phát tán của quả và hạt
Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán
1 Quả cỏ xước      
2 Quả cơi      
3 Quả đậu bắp      
4 Quả ké      
5 Quả chi chi      
6 Quả núc nát      
7 Quả ổi      
8 Quả rau tàu bay      
9 Quả cải      
10 Quả ớt      

5. Trò chơi giải ô chữ.
Em hãy điền chữ cái thích hợp với nội dung đã cho (trang 118 SGK) vào các ô sau:



II. HƯỚNG DẪN GIẢI
1.
STT Tên quả Quả khô Quả thịt
Quả khô nẻ Quả khô không nẻ Quả mọng Quả hạch
1 Quả cà chua     x  
2 Quả xoài       x
3 Quả đậu xanh x      
4 Quả đu đủ     x  
5 Quả mơ       x
6 Quả lúa   x    
7 Quả cải x      
8 Quả mận     x  
9 Quả táo       x
10 Quả bã đậu x      
11 Quả thầu dầu x      
12 Quả mùi   x    


2.
STT Câu hỏi Trả lời
Hạt đậu đen Hạt ngô
1 Hạt gồm những bộ phận nào?  Vỏ và phôi Vỏ, phôi và phôi nhũ
2 Bộ phận nào bao bọc và bào vệ hạt?  Vỏ hạt Võ hạt
3 Phôi gồm những bộ phận nào?  Chồi mầm, lá mầm, than mầm, rễ mầm Chồi mầm, lá mầm, than mầm, rễ mầm
4 Phôi có mấy lá mầm?  Một lá mầm Một lá mầm
5 Chất dinh dường dự trữ của hạt chứa ở đâu?  Ở phôi nhũ Ở phôi nhũ

3.
STT Tên cây Loại hạt Công dụng
Một lá mầm Hai lá mầm
1 Gạo x   Cây lương thực
2 Bắp x   Cây lương thực
3 Cao lương x   Cây lương thực
4 Đậu xanh   x Cây thực phẩm
5 Phượng vĩ   x Làm cảnh, cho gỗ
6 Khế   x Cây ăn quả
7 Sen   x Làm cảnh, hạt làm thuốc, thức ăn
8 Cỏ may x   Cỏ dại
9 Bông gòn   x Bông làm nệm
10 Mảng cầu ta   x Cây ăn quả

4.
STT Tên quả hoặc hạt Cách phát tán của quả và hạt
Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán
1 Quả cỏ xước   x  
2 Quả cơi x    
3 Quả đậu bắp     x
4 Quả ké   x  
5 Quả chi chi     x
6 Quả núc nát x    
7 Quả ổi   x  
8 Quả rau tàu bay x    
9 Quả cải     x
10 Quả ớt   x  

5. Trò chơi giải ô chữ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây