Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 16

Thứ bảy - 03/02/2018 05:21
Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

1. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt

TT Bộ phận Cấu tạo Chức năng
1 Miệng - Răng cửa
- Răng nanh to khỏe
- Răng trước hàm và răng ăn thịt  
- Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương
- Răng nanh nhọn dài cắm và giữ chặt con mồi
- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mãnh nhỏ để dễ nuốt.
- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng
2 Dạ dày Dạ dày đơn to khỏe có các enzim tiêu hóa - Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.
- Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit
3 Ruột - Ruột non ngắn
- Ruột già       
- Ruột tịt
- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non thú ăn thực vật
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu trong ruột non giống như ở người
- Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn


2. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật

TT Bộ phận Cấu tạo Chức năng
1 Miệng - Tấm sừng
- Răng cửa và răng nanh
- Răng trước hàm, răng hàm
- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ
- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ.
2 Dạ dày - Dạ dày thỏ
- Dạ dày thú nhai lại
- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn
- Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
- Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại. Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồng cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.
3 Ruột - Ruột non dài
- Manh tràng lớn
- Ruột già 
- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu giống như trong ruột non người
- Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

Giải bài tập trang 70 SGK Sinh học lớp 11

Câu 1: Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật?

Trả lời:

Điểm khác Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
Cấu tạo ống tiêu hóa - Thích nghi với thức ăn là thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng
- Răng nanh: Nhọn và dài để cắn vào mồi và giữ chặt mồi.
- Răng cửa: Gặm và lấy thịt ra khỏi xương.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
- Dạ dày đơn
- Ruột non ngắn
- Manh tràng không phát triển.
- Thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu
- Răng nanh và răng cửa giống nhau khi ăn các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.
- Răng hàm và răng trước hàm dùng để nghiền nát cỏ
- Dạ dày đơn (thỏ, ngựa,...) dạ dày 4 túi (trâu, bò,...)
- Ruột non rất dài
- Manh tràng rất phát triển có nhiều vi sinh vật cộng sinh.
Quá trình tiêu hóa thức ăn Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học. Được hấp thụ trong ruột non giống ở người Thức ăn thực vật được tiêu hóa cơ học, hóa học và hấp thụ 1 phần trong dạ dày và ruột non. Phần thức ăn còn lại chuyển vào manh tràng và tiếp tục tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng.

 
Câu 2: Tại sao thú ăn thực vật lại thường ăn số lượng thức ăn rất lớn?

Trả lời: Động vật ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn. Khối lượng cơ thể của chúng thường lớn, mọi hoạt động cần nhiều năng lượng. Do đó, chúng cần nhiều dinh dưỡng mới đáp ứng các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, thức ăn thực vật lại nghèo chất dinh dưỡng. Chính vì thế động vật ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn lớn.

<< XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây