Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 30

Chủ nhật - 04/02/2018 05:29
Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 30: Truyền tin qua xinap.

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Truyền qua xinap

1. Khái niệm xinap: Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: Tế bào cơ, tế bào tuyến... có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.

2. Cấu tạo xinap

  • Xinap gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chùy xinap có các bọc chứa chất trung gian hóa học.
  • Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin

3. Quá trình truyền tin qua xinap: Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn sau:

  • Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap.
  • Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xinap đến màng sau.
  • Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp

Giải bài tập trang 123 SGK Sinh học lớp 11

Câu 1. Vẽ sơ đồ cấu tạo xinap.

Trả lời: Hình 30.2. Sơ đồ câu tạo xinap hóa học.

Câu 2. Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xinap?

Trả lời: Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau xinap thủy phân axêtincôlin và côlin. Hai chất này quay trở lại chùy xinap và được tái tổng hợp lại thành axêlineôlin chứa trong các túi.

Câu 3. Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

Trả lời: Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều vì màng sau xinap không có chết trung gian hóa học để đi về màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
 

<< XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây