Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 7

Thứ năm - 01/02/2018 21:33
Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón.
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Biết sử dụng giấy côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá
-         Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng
2. Kĩ năng
Rèn một số kĩ năng:
-         Rèn luyện các thao tác thực hành thí nghiệm
-         Rèn luyện kĩ năng quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng hợp tác trong thực hành
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong khi tiến hành thí nghiệm
3. Thái độ
- Cẩn thận
- Nghiêm túc
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Thực hành thí nghiệm
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Các mẫu vật, dụng cụ sử dụng trong bài thực hành
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Khám phá
GV đặt vấn đề vào bài
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
TG
 
 
Mục tiêu của bài thực hành này là gì?
- HS dựa vào SGK – 32 trả lời
 
 
 
 
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và trình bày những chuẩn bị cần thiết để tiến hành 2 thí nghiệm trong bài thực hành này
- HS nghiên cứu SGK – 32, 33 trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- GV vẽ hình mô tả cách tiến hành thí nghiệm lên bảng và gọi 1 HS nhìn vào hình vẽ trên bảng trình bày các bước tiến hành thí nghiệm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
? Trong cùng 1 thời gian, mặt nào của lá làm giấy lọc tẩm côban clorua chuyển từ xanh da trời sang màu hồng nhanh hơn?
- HS quan sát hiện tượng trả lời:
Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua chuyển từ xanh da trời sang màu hồng nhanh hơn mặt trên lá
? Mặt nào của lá làm giấy lọc tẩm côban clorua xuất hiện màu hồng nhiều hơn
- HS quan sát hiện tượng trả lời:
Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua xuất hiện màu hồng nhiều hơn mặt trên lá
? Tại sao lại thu những được kết quả đó?
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời:
·Cây thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng
·Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên lá
   à Thoát hơi nước ở mặt dưới lá xảy ra nhanh hơn và nhiều hơn mặt trên lá
GV: Thí nghiệm nghiên cứu vai trò của phân bón đơi với cây trồng cần phải có thời gian dài để theo dõi. Tuy nhiên, chỉ cần dựa vào kiến đã được học về vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng và những kinh nghiệm trong nông nghiệp ở gia đình HS cũng có thể dễ dàng đưa ra được kết quả của thí nghiệm này và giải thích được kết quả đó
? Giữa 2 chậu thí nghiệm và chậu đối chứng thì ở chậu nào cây phát triển hơn?
- HS vận dụng kiến thức thực tiễn trả lời:
Cây ở chậu thí nghiệm chứa dung dịch NPK phát triển hơn và cao hơn cây ở chậu đối chứng chỉ có nước
GV: Tại sao lại có được kết quả đó?
- HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp với thực tiễn giải thích được:
Vì các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật
I. Mục tiêu
- HS biết sử dụng giấy côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá
- HS biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng
II. Chuẩn bị
 
 
 
1. Thí nghiệm 1
- Châu cây có phiến lá lớn
- Cặp nhựa hoặc gỗ
- Lam kính
- Giấy lọc
- Đồng hồ bấm giây
- Dung dịch Côban Clorua 5%
- Bình hút ẩm
2. Thí nghiệm 2
- Hạt nảy mầm 2, 3 ngày (ngô, đỗ, thóc…) (50- 100 hạt)
- 2 chậu nhựa đường kính 10 – 20 cm
- Chai nhựa 0,5 lit
- Thước nhựa chia độ đến mm
- Tấm xốp tròn nhỏ hơn lòng chậu có khoan các lỗ nhỏ
- 0,5g phân bón NPK, 1 lit nước sạch
III. Tiến hành
1. Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá
- Tẩm dung dịch côban clorua vào giấy lọc và sấy khô à giấy lọc xuất hiện màu xanh da trời
- Đặt đối xứng 2 miếng giấy lọc trên qua 2 mặt lá
- Dùng cặp gỗ kẹp và ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy lọc này ở cả 2 mặt lá tạo thành hệ thống kín
- Dùng đồng hồ bấm giây để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá trong cùng thời gian
2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK
a. Chậu thí nghiệm
- Pha 0,5g NPK + 0,5 lit nước sạch àchai 0,5 lit rồi đậy nắp chai lại lắc đều à dung dịch NPK nồng độ 1g/l
- Rót  0,5 lit dung dịch NPK vừa pha vào chậu và đặt miếng xốp vào chậu àmiếng xốp nổi trên mặt dung dịch NPK
- Chọn các hạt nảy mầm có kích thước tương đương nhau và đặt vào các lỗ trong tấm xốp sao cho rễ chui xuống dưới và ngập trong dung dịch NPK
b. Chậu đối chứng
- Rót vào chậu đối chứng 0,5 lit nước sạch
- Các thao tác còn lại làm giống với chậu thí nghiệm
à Đưa 2 chậu thí nghiệm và đối chứng ra góc sân có ánh sáng và theo dõi hăng ngày để thấy sự khác biệt giữa 2 chậu thí nghiệm và đối chứng
IV. Kết quả, giải thích
1. Thí nghiệm 1
 
 
Hiện tượng:
·Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua chuyển từ xanh da trời sang màu hồng nhanh hơn mặt trên lá
·Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua xuất hiện màu hồng nhiều hơn mặt trên lá
 
 
 
 
- Giải thích:
·Cây thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng
·Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên lá
   à Thoát hơi nước ở mặt dưới lá xảy ra nhanh hơn và nhiều hơn mặt trên lá
 
 
2. Thí nghiệm 2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kết quả: Cây ở chậu thí nghiệm phát triển và cao hơn cây ở chậu đối chứng
 
 
 
 
 
 
Giải thích: vì các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng đối với sinh triển và phát triển ở thực vật
 
 
 
4
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
15
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
10
3. Vận dụng
- Viết báo cáo thu hoạch bài thực hành theo mẫu
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây