Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 41: Sự khởi đầu của một khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam

Thứ ba - 24/03/2020 12:02
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 41: Sự khởi đầu của một khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
- Nguồn gốc của công nhân Việt Nam chủ yếu là nông dân bị tước ruộng đất, bị phá sản.
- Công nhân Việt Nam sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị tư bản Pháp áp bức bóc lột nặng nề, giá lao động rẻ mạt, đời sống khó khăn nên sớm đấu tranh chống lại tư bản Pháp.
- Các hình thức đấu tranh phổ biến của công nhân Việt Nam trong giai đoạn này là: bỏ việc, phá giao kèo, đánh lại cai, kí, tổ chức bãi công. Đây là hình thức đấu tranh mới của một lực lượng xã hội mới.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1918
- Vài nét về tiểu sử:
+ Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành.
+ Nguyễn Ái Quốc sớm có lòng yêu nước, thương dân, muốn cứu nước, cứu dân, nhưng Người không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
- Quá trình hoạt động:
+ Năm 1904, Nguyễn Ái Quốc theo cha vao Huế, học tại trường Quốc học.
+ Ngày 5-6-1911, Nguyễn Ái Quốc rời cảng Sài Gòn đi tìm đường cứu nước.
+ Tháng 7-1911, Người đến cảng Mác-xây, sau đó qua nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu và trở lại Pháp vào tháng 12-1917.
+ Trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc hăng hái hoạt động trong phong trao yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Người nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt Nam. yêu nước ở Pa-ri.
- Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát, lựa chọn. Quá trình ấy đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm ra được con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Giai cấp công nhân Viêt Nam ra đời từ khi nào?
A. Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
B. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.
D. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

2. Giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ đâu?
A. Từ giai cấp tư sản bị phá sản.
B. Từ giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. Từ thợ thù công bị thất nghiệp.
D. Tất cả đều đúng.

3. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?
A. Khoảng 5 vạn người.
B. Khoảng 6 vạn người.
C. Khoảng 10 vạn người.
D. Khoảng 8 vạn người.

4. Vừa mới ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu được điều gì?
A. Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
B. Tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc ta.
D. Tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa.

5. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống thực dân Pháp?
A. Vì họ là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất ở Việt Nam.
B. Vì họ bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột nặng nề nhất.
C. Vì họ đại diện cho giai cấp tiên tiến nhất.
D. Tất cả các lí do trên đều đúng.

6. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam đã từng diễn ra khoảng bao nhiêu cuộc đấu tranh của công nhân?
A. 46 cuộc đấu tranh.
B. 62 cuộc đấu tranh.
C. 70 cuộc đấu tranh.
D. 61 cuộc đâu tranh.

7. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B. Bài công đòi tàng lương giam giờ làm.
C. Bỏ việc, phá giao kèo, đánh lại cai kí, đưa đơn yêu cầu, tham gia khởi nghĩa, bãi công.
D. Từ bãi công tiến đến tổng bãi công để đòi quyền lợi về kinh tế.

8. Tháng 5 - 1909, ở Việt Nam diễn ra cuộc đấu tranh của công nhân ở đâu?
A. Ở xưỏng sửa chữa và đóng tàu Ba Son.
B. Ở hàng Liên hiệp thương mại Đông Dương (Hà Nội).
C. Ở mỏ thiết Tĩnh Túc (Cao Bằng).
D. Ở công ti than Hòn Gai.

9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân Việt Nam tiếp thu được tư tưởng nào để chuyển sang đấu tranh tự giác?
A. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn ơ Trung Quốc.
B. Tư tưởng yêu nước của dân tộc ta.
C. Tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
D. Tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

10. Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình trí thức yêu nước.
B. Gia đình nông dàn nghèo yêu nước
C. Gia đình công nhân nghèo yêu nước.
D. Gia đình địa chủ nhỏ yêu nước.

11. Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX?
A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.
B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.
C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.
D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến.

12. Năm 1904, Nguyễn Ái Quốc theo cha là Nguyễn Sinh Sắc đi đâu?
A. Đi vào Cao Lãnh (Đồng Tháp).
B. Đi vào Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn),
C. Đi vào Huế.
D. Đi vào Phan Thiết.

13. Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường chứng kiến khẩu hiệu gì của Pháp?
A. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình”.
B. “Tự do ngôn luận và tự do báo chí”.
C. “Tự do, bình đẳng, bác ái”.
D. “Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa”.

14. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm dường cứu nước vào thời gian nào?
A. Ngày 6 tháng 5 năm 1911.
B. Ngày 5 tháng 6 năm 1911.
C. Ngày 10 tháng 5 năm 1911.
D. Ngày 19 tháng 5 năm 1911.

15. Tháng 7 - 1911, Nguyễn Ái Quốc đến địa danh nào của nước Pháp?
A. Cảng Mác-xây.
B. Thành phố Véc-xai.
C. Thủ đô Pa-ri.
D. Thành phố Phông-ten-blô.

16. Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào?
A. Tháng 11 năm 1917.
B. Tháng 12 năm 1917.
C. Tháng 2 năm 1918.
D. Tháng 6 năm 1919.

17. Trong thời gian trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc hăng hái hoạt động trong các phong trào nào?
A. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.
C. Phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp.
D. Phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

18. Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đá nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào?
A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai.
C. Phong trào đấu tranh ciia công nhân Pháp.
D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

19. Vào tháng 7 - 1920, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng như thế nào trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai đòi các quyền dân tộc cơ bản.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua.
D. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

20. Nguyễn Ái Quốc gia nhập vào Đảng Cộng sản Pháp vào thời gian nào?
A. Tháng 7 năm 1920.
B. Tháng 2 năm 1921.
C. Tháng 12 năm năm 1920.
D. Tháng 12 năm 1921.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
A B C C D
6 7 8 9 10
B C B C A
11 12 13 14 15
C C C B A
16 17 18 19 20
B D A D C

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây