Với kinh nghiệm đọc sách của bản thân, ý kiến: "Tiếp nhận đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận thông điệp thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học" em hiểu như thế nào?

Thứ tư - 11/12/2019 10:57
Đề: "Tiếp nhận đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận thông điệp thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học” (Văn 12, phần văn học nước ngoài và lý luận văn học). Với kinh nghiệm đọc sách của bản thân, em hiểu ý kiến trên như thế nào?
Hoa sen
Hoa sen
Quy luật Văn học là quy luật của tình cảm. Vậy văn học là chuyện của tâm hồn là "những điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu” (Tố Hữu). Chính vì vậy, đọc tác phẩm văn học. phải đọc nó bằng tất cả tâm hồn mình như Hoài Thanh đã từng nói: "có lấy hồn tôi đề hiểu hồn người".

Khẳng định điều đó, SGK Văn lớp 12 (phần văn học nước ngoài và lý luận văn học) viết: "Tiếp nhận đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận thông điệp thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học".

Trong cuộc đời mỗi con người, không phải cứ cầm cuốn sách văn học trên tay và đọc nó thì đều được coi là hành vi tiếp nhận tác phẩm văn học. Thực tế người ta đọc tác phẩm văn học theo nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau. Đọc để tìm hiểu một phong tục tập quán, để thống kê hay tìm kiếm các dữ kiện ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, tu từ; có khi đọc để khai thác yếu tố tâm lý học hay khảo cổ học. Có người đọc tác phẩm văn học là để tìm những dấu vết chính trị, những sự kiện lịch sử. v.v... Những cách đọc ấy đâu phải là tiếp nhận văn học.

Tiếp nhận văn học là một hoạt động tinh thần đòi hòi người đọc cảm thụ thưởng thức, suy ngẫm, từ đó mà nhận ra, vỡ ra "nghĩ ra" nhiều điều sâu sắc và lý thú về cuộc đời, về con người được tác giả gửi gắm qua tác phẩm của mình. Cũng từ đó làm cho tâm hồn mình mỗi ngày một thêm phong phú đa dạng hơn; mình sống nhân ái hơn, sống tốt hơn. Như thế hành vi đọc trong tiếp nhận văn học thực sự là cuộc "giải mã" để cảm nhận được đúng và sâu sắc những "thông điệp thẩm mỹ " mà tác già gửi đến bạn đọc.

Thông điệp thẩm mỹ là tiếng lòng, là tình cảm và tư tưởng cũng như mong ước sâu kín của nhà văn muôn nhắn gửi tới bạn đọc. Có điều, với tác phẩm văn học, toàn bộ những điều muốn nhắn gửi nhà văn không thể hiện một cách "trần trụi", "rõ ràng" "trực tiếp" "khô khan", mã bằng những cách nói rất riêng biệt, độc đáo của văn học: bằng hình tượng văn học. Phải thông qua hình tượng văn học người đọc mới hiểu và cảm nhận được những điều sâu kín mà người viết muốn nhắn gửi. Như thế có thể nói, nhưng ý tưởng sâu kín của tác giả được thể hiện bằng hình tượng văn học thì gọi là những thông điệp thẩm mỹ.

Vấn đề đặt ra là, tai sao tiếp nhận tác phẩm văn học lại "đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thông điệp thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học"?

Như trên đã nói, nếu chúng ta hiểu tiếp nhận tác phẩm văn học không phải là một hành vi đọc thuần tuý theo một yêu cầu chuyện môn riêng biệt nào đó của người nghiên cứu, mà là một hành vi cảm nhận để hiểu được hồn người, hiểu được những tư tưởng và tình cảm sâu kín của tác giả.... thì đòi hòi trên là một tất yếu. Làm thế nào nhận hết được, hiểu thấu đáo những điều sâu kín ấy, nếu như người đọc tác phẩm với một thái độ thờ ơ, lạnh lùng, chỉ là đọc bằng mắt cho hết các con chữ trên trang giấy? Muốn cảm nhận được cái thông điệp thẩm mỹ của tác giả, người đọc cung phải nhập vào cái thế giới hình tượng trong tác phẩm. Bằng kinh nghiệm, những trải nghiệm, vốn tri thức và của cuộc đời mình, người đọc sống với tác phẩm, nhập vàơ tác phẩm như là người trong cuộc. Khi đó, trái tim ta cũng rung theo nhịp sống trong tác phẩm: cũng hồi hộp, lo âu trước các tình huống nghiệt ngã, trước những thử thách gay cấn của nhân vật.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây