Giải Địa lí lớp 6 sách Kết nối, bài 23: Sự sống trên Trái Đất

Thứ bảy - 09/03/2024 09:01
Giải Địa lí lớp 6 sách Kết nối, bài 23: Sự sống trên Trái Đất - Trang 171, ...

1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

Câu hỏi trang 171. Quan sát hình 1, em hãy kể tên một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương.
giai dia li 6 sach ket noi bai 23 cau 1
Trả lời:
Một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương là:
- Vùng biển khơi mặt: san hô, tôm, cá ngừ, sứa, rùa,…
- Vùng biển khơi trung: cua, cá mập, mực,…
- Vùng biển khơi sâu: sao biển, bạch tuộc,…
- Vùng biển khơi sâu thẳm: cá cần câu, mực ma,…
- Vùng đáy vực thẳm: hải quỳ,…
 

2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

Câu hỏi trang 172. Đọc thông tin và các hình ảnh trong mục 2, em hãy:
giai dia li 6 sach ket noi bai 23 cau 2

1. Kể tên một số loài thực vật, động vật ở các đới mà em biết.
2. Nêu sự khác nhau về thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và đài nguyên.

Trả lời:
1. Tên một số loài thực vật, động vật ở các đới
- Đới nóng:
+ Thực vật: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xavan,...
+ Động vật: các loài leo trèo giỏi (khỉ, voọc,...), côn trùng, chim, thú,...
- Đới ôn hòa:
+ Thực vật: rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,...
+ Động vật: loài ăn cỏ, chạy nhanh (ngựa vằn, linh dương,...); các loài ăn thịt (sư tử, linh cẩu,...).
- Đới lạnh:
+ Thực vật: đài nguyên.
+ Động vật: các loài thích nghi bằng cách ngủ đông hay di cư theo mùa (gấu trắng, ngỗng trời,...).

2. Sự khác nhau về thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và đài nguyên
- Rừng mưa nhiệt đới: chủ yếu là cây lá rộng, thực vật mọc rậm rạp, có 4 - 5 tầng.
- Rừng lá kim: chủ yếu là cây lá kim như thông, vân sam, tuyết tùng, linh sam.
- Đài nguyên: chủ yếu là rêu, địa y, cây bụi thấp lùn, cói, lác và cỏ.
 

* Luyện tập và vận dụng trang 172

Câu 1. Hãy trình bày sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất.
Trả lời:
Sự đa dạng sinh vật của Trái Đất được thể hiện ở cả môi trường đại dương và lục địa:
* Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương
- Sinh vật ở đại dương vô cùng phong phú, đa dạng.
- Ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau có môi trường sống khác nhau nên cũng có các loài động, thực vật khác nhau.
- Ví dụ:
+ Vùng biển khơi mặt: san hô, tôm, cá ngừ, sứa, rùa,…
+ Vùng biển khơi trung: cua, cá mập, mực,…
+ Vùng biển khơi sâu: sao biển, bạch tuộc,…
* Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa
- Thực vật
+ Giới thực vật trên lục địa hết sức phong phú, đa dạng.
+ Ở từng đới xuất hiện các kiểu thảm thực vật khác nhau.
+ Ví dụ: Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,... Ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,... Ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên.
- Động vật
+ Động vật trên các lục địa phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.
+ Ở đới nóng động vất rất đa dạng từ các loài leo trèo giỏi (khỉ, vượn, sóc,…) đến các loài ăn thịt (cá sấu, hổ, báo,…), ăn cỏ (ngựa, nai, voi,…), côn trùng và các loài chim.
+ Ở đới ôn hòa có một số loài như gấu nâu, tuần lộc, cáo bạc,…
+ Ở đới lạnh là các loài động vật ngủ đông hay di cư theo mùa như gấu trắng, ngỗng trời,...

Câu 2. Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo em nguyên nhân do đâu? Hãy đề ra một số biện pháp để bảo vệ các loài đó.
Trả lời:
- Nguyên nhân khiến nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng:
+ Khai thác rừng bừa bãi;
+ Săn bắn động vật quá mức;
+ Buôn bán các động vật có nguy cơ bị đe dọa;
+ Ô nhiễm môi trường,...
- Một số biện pháp để bảo vệ các loài:
+ Xây dựng các vườn Quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên;
+ Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng;
+ Tăng cường trồng rừng,...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây