Nghị luận về bạo lực học đường

Thứ bảy - 13/04/2024 09:09
Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu.

Nghị luận về bạo lực học đường - Bài làm 1

Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.

Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.
 

Nghị luận về bạo lực học đường - Bài làm 2

Môi trường học đường là môi trường học tập cung cấp cho chúng ta kiến thức, kỹ năng cùng các hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Tuy nhiên, môi trường học đường- nơi an toàn và được coi là ngôi nhà thứ hai của mỗi người đang ngày một thay đổi. Nó bị bao phủ bởi màu sắc ảm đạm của những lời nói tục chửi bậy, những hành vi vô lễ, những hành động gian lận… Nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vấn nạn bạo lực học đường.

Bạo lực học đường là gì? Đó là những hành vi ứng xử thô bạo gây tổn hại thân thể, tinh thần của người khác bất chấp ý lí lẽ. Bạo lực học đường là điểm nóng của ngành giáo dục hiện nay và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Đối tượng của bạo lực học đường không chỉ gói gọn là giữa học sinh mà còn là cả thầy cô giáo.

Bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng dưới nhiều hình thức và con đường khác nhau. Nhưng diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức là đánh đập thể xác, lăng mạ tinh thần qua mạng xã hội, cô lập trong lớp học. Nó lôi kéo sự tham gia không chỉ của một cá nhân mà thông thường là một nhóm sẽ cùng xúc phạm, đánh đập đối tượng nào đó. Chúng ta thấy xôn xao trên dư luận vụ nhóm nữ sinh cấp ba ở Hưng Yên đánh đập, lột đồ bạn học chỉ vì xích mích cá nhân. Rồi mười nữ sinh ở Quảng Ninh đánh hội đồng hai bạn học vào chiều ngày 6 tháng 4 năm 2019. Rất nhiều vụ việc bạo lực học đường thương tâm như vậy đang ngày ngày xảy ra.

Chúng ta còn biết đến vụ việc cô giáo Hải Phòng phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, thầy giáo tát vào mặt, đánh vào đầu khiến học sinh nhập viện. Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện khác nhau như vậy nên hành vi của nhiều người tưởng chừng trêu đùa nhưng rất có thể dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.

Vậy đâu là nguyên nhân của bạo lực học đường? Nó có thể bắt đầu xảy đến từ những hành vi tưởng chừng vô hại, là “chuyện nhỏ” như nói móc, nhìn đểu, ghen ghét trong học tập, yêu đương. Các em học sinh còn quá nhỏ để nhận thức được hành vi và dễ dàng bị tác động từ phim ảnh, sách báo bạo lực. Suy nghĩ, hành động trong cơn nóng giận đến mất kiểm soát. Sự giáo dục thiếu hoàn chỉnh do non nớt trong tư duy cùng với sự thờ ơ của gia đình. Tất cả tạo điều kiện nuôi dưỡng mầm mống bạo lực học đường và khi có điều kiện nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Chúng ta đều biết đến những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực học đường gây đến đối với cả hai đối tượng là nạn nhân và người gây ra bạo lực. Nạn nhân của hành vi bạo lực học đường sẽ chịu tổn thương cả về thể xác, tinh thần. Sẽ trở thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Cha mẹ, bạn bè người bị hại thì hoang mang lo lắng cho nạn nhân. Trong họ và xã hội đều có cái nhìn cảnh giác với môi trường học tập. Người gây ra bạo lực cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả cho những sai lầm của mình. Người đó sẽ bị xa lánh, ghét bỏ, làm hỏng tương lai của chính mình và trở thành nỗi xấu hổ của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Dưới áp lực từ dư luận, dù là nạn nhân hai người bạo hành thì hậu quả để lại của bạo lực học đường đều rất nghiêm trọng đối với tương lai và sự phát triển của họ.

Giải pháp cho vấn nạn bạo lực học đường là hết sức cần thiết. Và giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về bạo lực học đường là yếu tố then chốt. Cần phải nhân rộng sự hiểu biết của mọi người để phòng tránh, ngăn chặn những hành vi không tốt. Hãy kết nối mọi người với nhau bằng tình yêu thương sự bao dung và lòng nhân ái. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để tạo ra môi trường giáo dục và tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Còn đối với những trường hợp cố tình vi phạm, pháp luật phải có những xử lý, răn đe cho phù hợp để ngăn chặn bạo lực học đường dù chỉ là mầm mống.

Mỗi cá nhân hãy cùng đóng góp sức lực để ngăn chặn bạo lực học đường. Phải có quan điểm nhận thức rõ ràng, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Hình thành, rèn luyện, tu dưỡng những đức tính tốt đẹp. Tuyệt đối không a dua theo bè kết phái và làm ra những hành vi đáng xấu hổ. Đừng để con quỷ giận dữ trong bạn điều khiển. Trở thành nạn nhân hay người gây ra bạo lực học đường đều không phải mong muốn tốt đẹp. Hãy có ý thức để tự bảo vệ chính bản thân bạn và người xung quanh bạn.

Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.
 

Nghị luận về bạo lực học đường - Bài làm 3

Người ta thường nói rằng "trường học là ngôi nhà thứ hai của em", nhưng hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra ở mức báo động, làm cho nhiều em nhỏ sợ hãi khi đến trường. Đối mặt với vấn nạn này, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để giải quyết?

Bạo lực học đường là những hành vi tác động tiêu cực đến tinh thần và thể xác, thường thể hiện qua lời nói khiếm nhã hoặc hành động bạo lực đối với bạn bè. Đây là vấn đề đầy hệ số nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của những người bị đối xử một cách thô bạo.

Bạo lực học đường hiện nay luôn là một vấn nạn rất đáng được quan tâm. Với từ khóa đơn giản "bạo lực học đường", chỉ trong khoảng 0.6 giây chúng ta đã có thể tìm được 28.200.200 kết quả về những vụ việc bạo lực rất nghiêm trọng xoay quanh về vấn đề này. Con số trên đã quá đủ để minh chứng cho tình trạng đáng báo động của hành vi xấu này hiện nay.

Bạo lực học đường có nguồn gốc từ những mâu thuẫn và tình cảm ghen ghét giữa các học sinh. Trong môi trường học đồng, sự ganh đua khi ai đó giỏi hơn hay đẹp hơn có thể tạo ra những mâu thuẫn, khiến những lời lẽ tổn thương nảy sinh. Gốc rễ của vấn đề này còn nằm ở cách gia đình và nhà trường giáo dục trẻ nhỏ. Hình ảnh của việc bố mẹ hay giáo viên trừng phạt trẻ em có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của trẻ. Sách, báo cũng đóng góp vào việc hình thành nhận thức tiêu cực, tạo nền tảng cho hành vi bạo lực trong môi trường học đường. Để giải quyết vấn đề này, cần sự chú ý và thay đổi từ cả gia đình, nhà trường và cộng đồng, cùng với việc xây dựng môi trường giáo dục tích cực cho trẻ.

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả lớn cho cả nạn nhân và kẻ gây ra hành vi này. Nhiều trường hợp, đọc về những đứa trẻ không dám đến trường vì bị bạn bè cười chê, ghẻ lạnh, thậm chí là bị đánh đập, tôi không khỏi thương cảm. Những tổn thương đó không chỉ là về thể xác, mà còn đẩy các em vào tâm trạng tự ti, trầm cảm, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tự tử. Đối diện với hậu quả, có những học sinh bị đuổi học, phải chịu trách nhiệm pháp lý khi mới ở độ tuổi rất trẻ, chỉ vì những hành động không suy nghĩ. Cả nạn nhân và người gây ra bạo lực học đường đều mang theo những vết thương tâm lý khó có thể xóa nhòa khi còn rất nhỏ. Điều này khiến cho lòng tin của phụ huynh vào môi trường giáo dục giảm sút, đặt ra câu hỏi về nơi nào là tốt nhất cho con cái. Điều này thực sự là một vấn đề nan giải, đòi hỏi sự chú ý và hợp tác từ cộng đồng, trường học và gia đình để xây dựng một môi trường giáo dục tích cực và an toàn cho tất cả các em nhỏ.

Bạo lực học đường không còn giới hạn ở một vài cá nhân hay trường học mà đã trở thành vấn đề xã hội. Để ngăn chặn hiện tượng này, nhà trường và gia đình cần áp dụng biện pháp giáo dục hợp lý cho trẻ em, thậm chí cần xem xét việc áp dụng các biện pháp phạt nặng để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực của bạo lực học đường. Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải có suy nghĩ và nhận thức đúng đắn, không tham gia vào những hành động tiêu cực và đặt lợi ích bảo vệ cho bạn bè của mình lên hàng đầu.

"Trường học là ngôi nhà thứ hai của em" hãy để cho câu nói này được trở về đúng nghĩa là một ngôi nhà, nơi mà các em học sinh muốn đến, muốn về và muốn nhớ tới khi phải rời xa chứ đừng biến trường học trở thành một nỗi ám ảnh với bất kỳ ai trong xã hội.
 

Nghị luận về bạo lực học đường - Bài làm 4

Bạo lực học đường hiện nay vẫn đang là một vấn đề gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận và làm xấu đi hình ảnh của học sinh, trường học. Nó được biết đến bao gồm những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để có thể giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh với nhau, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm đến danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn học khác. Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, với hình thức biểu hiện ngày một phức tạp: từ đánh nhau bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao đến bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, thậm chí tung clip hành hung lên các mạng xã hội. Tính chất sự việc càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tình trạng chết người. Nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, bao gồm mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị kích động và rủ rê lôi kéo bởi bạn bè. Nguyên nhân gián tiếp là thiếu kĩ năng sống và giải quyết mâu thuẫn, cùng với việc gia đình và nhà trường chưa đạt đến mức giáo dục nghiêm túc và triệt để, cũng như biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.

Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là tổn thương thể xác và tinh thần, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của cả nạn nhân lẫn người gây ra. Mọi hành vi bạo lực đều bị lên án mạnh mẽ từ gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Ngăn chặn bạo lực học đường đòi hỏi sự phối hợp của tất cả mọi người, cần giáo dục kỹ năng sống và hiểu biết cho học sinh, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người hãy cùng nhau nỗ lực để tạo ra một môi trường học đường không có bạo lực, nơi mà mọi cá nhân được tôn trọng và an toàn.
 

Nghị luận về bạo lực học đường - Bài làm 5

Trong môi trường trường học, nơi được coi là bậc thang rèn luyện nhân cách và đạo đức cho học sinh, chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng đau lòng, làm xao lạc toàn xã hội, đó là bạo lực học đường. Điều này ám chỉ những hành vi sai trái, sử dụng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề, không chỉ giữa các học sinh mà còn có thể là giữa học sinh và giáo viên.

​​​​​​​Bạo lực học đường hiện thân qua nhiều biểu hiện khác nhau như ghen ghét, đố kỵ giữa bạn bè dẫn đến đánh nhau, mâu thuẫn xích mích nhỏ cũng leo lên mức độ đánh nhau, thậm chí chửi rủa. Thêm vào đó, có những trường hợp khi học sinh thể hiện sự ngang ngược, cãi lời, thì thầy cô sử dụng đòn roi, lời nói khó nghe để trừng phạt, tạo ra một môi trường học đường thiếu lòng nhân văn và tôn trọng. Nguyên nhân dễ nhận thấy thường chính là do tự bản thân các em có những suy nghĩ về cái tôi của bản thân quá lớn, lúc nào cũng muốn được thể hiện bản thân. Thêm vào đó là sự thiếu đi sự giáo dục từ gia đình, bố mẹ bận bịu nên bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng con cái quá đáng. Tiếp theo là từ phía của nhà trường, ít quan tâm, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khắc khiến cho học sinh coi nhẹ hành vi bạo lực.

Vậy làm thế nào để có thể loại bỏ bạo lực học đường hoàn toàn? Việc làm này không phải chỉ của một riêng ai, mỗi cá nhân ở trong xã hội đều cần phải biết quan tâm tới việc giáo dục của con em của mình. Đầu tiên cần phải thiết lập kỷ cương ở trong nhà trường, sau đó cần những sự quan tâm và phối hợp với các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không thể được ngăn chặn thì thế hệ nay mai sẽ ra sao?
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây