Soạn Ngữ văn 11 sách Kết nối, bài 1: Vợ nhặt

Thứ tư - 10/04/2024 21:07
Soạn Ngữ văn 11 sách Kết nối, bài 1: Vợ nhặt - Trang 12, ...
Soạn Ngữ văn 11 sách Kết nối, bài 1: Vợ nhặt

Trước khi đọc

Câu 1. Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra ở Việt Nam?
Trả lời:
Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói lớn xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói. Đây là nạn đói lịch sử, là một cơn ác mộng và nỗi nhức nhối khó quên.

Câu 2. Theo bạn, có phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống (như nạn đói, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,....) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Không phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống (như nạn đói, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,…) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng.

- Bởi vì chính trong những nghịch cảnh đời sống ấy giúp con người có động lực để vượt qua khó khăn, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thay vì cảm thấy tuyệt vọng, phó mặc cho số phận, nhiều người đã tự tìm kiếm cơ hội cho mình từ trong chính hoàn cảnh bất hạnh đó. Họ nhìn thấy niềm tin, hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, biến nó thành động lực để bản thân cố gắng, vượt lên trên nghịch cảnh, kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Đây là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người: luôn kiếm tìm cơ hội trong nghịch cảnh và không đầu hàng trước số phận khổ đau. 
 

* Đọc văn bản

Câu 1: Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh và cảm giác nào?
Trả lời:
Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh: những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ.
Cảm giác rùng rợn và mùi ôi thối từ những xác chết con người nằm còng queo bên đường.

Câu 2: Tâm trạng của Tràng và người "vợ nhặt" được bộc lộ qua những biểu hiện bên ngoài (ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ,...) nào?
Trả lời:
- Tâm trạng của Tràng:
+ Mặt có vẻ phớn phở khác thường
+ Tủm tỉm cười một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh
+ Khi trẻ con chạy ra đón xem, Tràng nghiêm nét mặt, ra hiệu lắc đầu không bằng lòng
+ Bật cười khi bị trêu
- Tâm trạng của thị:
+ Cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách che khuất đi nửa mặt
+ Rón rén, e thẹn
+ Cảm thấy khó chịu khi bị trêu: nhíu đôi lông mày, đưa tay lên xóc xóc tà áo

Câu 3: Người dân trong xóm nghĩ và bàn luận gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà?
Trả lời:
Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán, có vẻ hiểu được đôi phần. Mọi người đều thắc mắc xem đó là ai và cuối cùng là vợ anh cu Tràng.

Câu 4: Những chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người "vợ nhặt" khi về đến nhà?
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” khi về đến nhà:
- Xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả lên giường, dưới đất.
- Nhìn thị cười, mời ngồi đon đả.
- Loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào nhà.
- Nghĩ bụng khi thấy thị buồn
- Tủm tỉm cười một mình.
- Không ngờ rằng mình đã có vợ.

Câu 5: Chú ý ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà.
Trả lời:
Ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh:
Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng.
Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon…

Câu 6: Việc Tràng chấp nhận hành động "theo về" của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
Trả lời:
Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện Tràng là một người vô tư, không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Hành động chấp nhận “theo về” của Tràng là bộc phát và xuất phát từ mong muốn của Tràng, không có sự xem xét, cân nhắc kỹ.

Câu 7: Chú ý hình thức lời văn được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng bà cụ Tứ trong tình huống này.
Trả lời:
Sự ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy người đàn bà lạ trong nhà.
- Tình huống đặc biệt làm cho bà cụ Tứ ngạc nhiên, ấy là việc con trai mình lấy vợ. Bà cụ ngạc nhiên vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong.
- Khi bà cụ đi làm về muộn, thấy người đàn à ngồi ở đầu giường con mình rất ngạc nhiên, càng ngạc nhiên hơn khi được người đàn bà chào bằng u và được Tràng giới thiệu: " Kìa nhà tôi nó chào u". " Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ".

Câu 8: Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và những từ ngữ nào?
Trả lời:
Bà vừa mừng vừa tủi khi hiểu mọi chuyện. Với giọng điệu: nhẹ nhàng, thể hiện sự quan tâm, ân cần của một người mẹ với con. 
- Khi đã vỡ lẽ, đã hiểu ra con mình "nhặt" được vợ, bà "cúi đầu nín lặng". Bà liên tưởng đến bao cơ sự "oái ăm" "ai oán" "xót thương" cho số kiếp của đứa con mình. Bà liên tưởng đến người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, lòng bà trĩu nặng tủi buồn, xót xa. 
- Bà cụ Tứ mừng cho con từ nay yên bề gia thất, tủi thân làm mẹ không lo nổi vợ cho con. Giờ đây giữa lúc người chết đói " như ngả rạ" lại có người theo con trai bà về làm vợ. Cái tủi, cái buồn của người mẹ bọ dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn. Biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng khi con đã có vợ, Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nỗi khó khăn này. 

Câu 9: Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?
Trả lời:
Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của Tràng.

Câu 10: Chú ý những chi tiết miêu tả sự thay đổi của nhân vật bà cụ Tứ và người "vợ nhặt" trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi Tràng nhặt được vợ.
Trả lời:
Bà cụ Tứ thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh lên hẳn, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên; bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Đến khi bà cụ Tứ bê nồi cháo cám ra, khi Thị điềm nhiên và vào miệng, bà cụ Tứ tươi cười khen “Ngon đáo để”.
Thị đã thay đổi hoàn toàn, thị trở nên “hiền hậu đúng mực”, đảm đang, vun vén cho hạnh phúc gia đình. Điều này cho thấy rằng chính con người có thể thay đổi được hoàn cảnh, đem đến hơi ấm mới cho gia đình. 

Câu 11: Chú ý vai trò chi tiết nồi chè khoán.
Trả lời:
- Chi tiết nồi cháo cám đã gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân phát xít đã gây ra cho con người và cuộc sống thê thảm, mong manh của con người.
- Thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim lân đối với những giá trị tốt đẹp của con người: dù đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết nhưng con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đáng quý
→ “Nồi chè khoán” chỉ là chi tiết nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc hơn tính cách của nhân vật

Câu 12: Tại sao bà cụ Tứ ngoảnh mặt vội ra ngoài, "không dám để con dâu nhìn thấy mình khóc"?
Trả lời:
Bởi bà muốn động viên các con có thêm động lực và lạc quan hơn trong những ngày đói thảm hại này.

Câu 13: Tràng có tâm trạng như thế nào khi nghe câu chuyện mà người "vợ nhặt" kể?
Trả lời:
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi, cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít và nghĩ tới những người phá kho thóc Nhật.

Câu 14: Hình ảnh ''lá cờ đỏ" hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng: Tràng đã bắt đầu mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Hình ảnh “lá cờ đỏ” như một dấu hiệu cho sự hiện diện của Cách mạng, của Đảng đang đến gần với người dân, cứu vớt họ khỏi cuộc sống nghèo đói, khổ đau. Lá cờ đỏ cũng chính là niềm hy vọng, niềm tin vào một tương lai tươi sáng sẽ đến với cuộc sống của gia đình Tràng, của nhiều gia đình khác vào thời điểm khó khăn lúc bấy giờ. 
 

* Sau khi đọc

Câu 1: Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
- Trước hết, từ “vợ” là một danh từ thiêng liêng, dùng để chỉ người phụ nữ trong mối quan hệ được pháp luật công nhận với “chồng”. Theo phong tục, vợ chồng chỉ được công nhận khi có sự chứng kiến của họ hàng, làng xóm. Còn “nhặt” là hành động cầm vật bị đánh rơi lên.
- Kim Lân đã sáng tạo ra một nhan đề độc đáo. Vì người ta chỉ nói “nhặt” được một món đồ nào đó. chứ không ai nhặt được một con người về làm vợ bao giờ cả. Nhưng qua đó, nhà văn đã thể hiện được cảnh ngộ thê thảm của con người lúc bấy giờ.
- Nhan đề “Vợ nhặt” trước hết khái quát được tình huống của truyện. Đồng thời đó cũng lời kết án đanh thép của Kim Lân đối với chế độ thực dân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh nghèo đói, người “chết như ngả rạ”.
- Nhan đề “Vợ nhặt” có tính khái quát cao, hoàn cảnh của Tràng chỉ là một trong số đó. Đồng thời, qua nhan đề nhà văn cũng thể hiện sự đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

Câu 2: Xác định tình huống truyện và nêu ý nghĩa của nó.
Trả lời:
- Tình huống truyện: Tình huống truyện của tác phẩm này thể hiện ngay ở nhan đề “Vợ nhặt”. Một anh nông dân “nhặt” được vợ. Đó là tình huống một anh cu Tràng nghèo khổ xấu trai, ế vợ đang đứng ngấp nghé bên bờ vực của cái chết vì đói khát lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp 1945.
- Ý nghĩa:
+ Tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tâm trạng, tính cách nhân vật. Tình huống này đã gây ngạc nhiên cho cả xóm ngụ cư, cho mẹ Tràng, và cả bản thân của Tràng nữa.
+ Tình huống truyện thể hiện thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng xã hội đương thời.
Nhà văn lên án tội ác của bọn phát xít Nhật, thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Nhà văn xót xa và cảm thương sâu sắc với nỗi khổ của người dân lành. Kim Lân thực sự xót xa, ái ngại khi nhận thấy con người phải đối diện với đói rét, khi con người bị rẻ rúng, coi thường.
Kim Lân trân trọng, tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo: Dù đối mặt với hoàn cảnh sống ngặt nghèo, tăm tối, người dân nghèo vẫn luôn thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau.

Câu 3: Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự nào và có thể chia làm mấy phần?
Trả lời:
- Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự thời gian Tràng nhặt được vợ.
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu ... “tự đắc với mình”): Tràng đưa được người vợ nhặt về nhà
+ Phần 2 (tiếp ... “đẩy xe bò”): chuyện hai vợ chồng gặp nhau, thành vợ thành chồng
+ Phần 3 (tiếp ... “nước mắt chảy ròng ròng”): tình thương của người mẹ nghèo khó
+ Phần 4 (còn lại): niềm tin vào tương lai

Câu 4: Theo trình tự của câu chuyện, các nhân vật đã có những thay đổi như thế nào từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử?
Trả lời:
Tràng thì một người khờ khệnh, sống vô lo vô nghĩ cuối cùng đã biết lo cho cuộc sống tương lai.
Thị thì từ một người con gái thô kệch, đáo để cuối cùng trở thành một người vợ hiền dịu, đảm đang, tháo vát.
Bà cụ Tứ thì một người ảm đạm, mặt mày xám xịt trở thành người vui vẻ, tươi tắn hẳn lên.

Câu 5: Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).
Trả lời:
- Điểm nhìn: Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật. Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật. (VD: Ban đầu Kim Lân miêu tả Tràng qua ngoại hình, nghề nghiệp và hoàn cảnh sống, sau đó từ điểm nhìn bên trong, Kim Lân cho người đọc thấy suy nghĩ tâm trạng của Tràng sau khi có vợ).

- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật (Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”), lời độc thoại nội tâm (Người ta có gặp bước khó…. có vợ được), lời nhại (có khối cơm trắng mấy giò đấy),…

- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ…” Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.

Câu 6: Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Trả lời:
Chủ đề của Vợ nhặt là phản ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra.

Giá trị tư tưởng: lên án xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945, biến con người thành vật vô giá trị, người ra có thể nhặt bất cứ lúc nào. Phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động. Cho dù bị đẩy vào tình cảnh bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết, vẫn khao khát tình thương, khao khát hạnh phúc gia đình, hướng về sự sống, tin tưởng tương lai (mà tương lai gắn với cách mạng).

Câu 7: Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Nêu và phân tích quan điểm của bạn về điều này.
Trả lời:
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói bởi:
- Câu chuyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” có motip giống với truyện cổ tích, đám cưới của Tràng với thị cũng được coi là đám cưới cổ tích.
+ Giữa cái cảnh đói kém, khi mà bản thân còn lo chưa xong nhưng vẫn ánh lên tình thương giữa người với người trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Tràng và bà cụ Tứ sẵn sàng đèo bồng thêm một người vợ nhặt, thị cũng sẵn sàng theo không Tràng về làm vợ. Khát vọng hạnh phúc gia đình lớn lao hơn những nhu cầu cuộc sống tầm thường.
+ Chuyện kết thúc bằng một chi tiết “sáng” mở ra một tương lai mới cho các nhân vật (hình ảnh phá kho thóc Nhật, đoàn người đi trên đê và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới).
 

* Kết nối Đọc - Viết

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt.
Bài làm:
Được chắp bút bởi tài năng xuất chúng và tinh thần nhân đạo của Kim Lân, “Vợ nhặt” đem đến cho người đọc rất nhiều bài học sâu sắc. Trong đó, thông điệp nổi bật nhất cho thấy tinh thần mới mẻ, hiện đại của tác phẩm chính là thông điệp về tình đoàn kết, sức mạnh giai cấp. Điều này được thể hiện ở phần cuối của tác phẩm. Tràng, thị và bà cụ Tứ đều là những người nông dân lương thiện, giàu lòng nhân hậu, có niềm tin vào tương lai. Dù bị nạn đói hành hạ, họ vẫn lấp lánh hy vọng, tìm mọi cách để sống sót. Thế nhưng, để con người có thể thực sự tự do, hạnh phúc thì không thể chỉ dựa vào sức mạnh của cá nhân. Hình ảnh đám người đói chạy trên đê với lá cờ đỏ bay phấp phới là biểu tượng của sự vùng dậy mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết của tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tràng bỗng thấy hối hận vì những ngày mình đẩy xe thóc thuê cho bọn Nhật mà không biết quan tâm đến đời sống xung quanh. Có biết bao tác phẩm viết về người nông dân, ca ngợi vẻ đẹp ở họ nhưng chưa chỉ ra được con đường đấu tranh để giải phóng họ. “Vợ nhặt” đã làm được điều ấy. Người nông dân của Kim Lân không bi lụy, cùng đường mà ngời sáng niềm tin. Đây chính là thông điệp lớn nhất của tác phẩm. 
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây