Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Nghĩa của từ

Thứ hai - 28/10/2019 12:18
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tiếng việt, chương I; Từ vựng - Nghĩa của từ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Thế nào là nghĩa của từ ?
Để hình dung ra nghĩa của từ, chúng ta hãy bắt đầu bằng các ví dụ sau đây :
- Con lại chỗ bàn lấy giúp bố cái bát rồi vào ăn cơm.

Em bé sẽ Lại ngay bàn chứ không đi chỗ khác và lấy cái bát chứ không lấy vật khác. Như vậy em bé đã hiểu được nghĩa của từ, vì những đồ vật ấy là do từ bàn, từ bát biểu thị. Đó chính là nghĩa của từ.

Tất cả mọi cái bàn đều có đặc điểm chung là để dùng làm bằng gỗ, có mặt phẳng, có chân, dùng để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc.

Bát có đặc điểm : đồ bằng sứ, sành hoặc kim loại, miệng tròn, dùng để đựng thức ăn thức uống. Đây cũng chính là nghĩa của từ.

Từ ăn là từ chỉ hoạt động đưa thực phẩm vào dạ dày. Từ chạy chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao. Từ phóng ngoài nghĩa là chạy ra còn có một nét nghĩa bổ sung là theo một hướng nhất định. Như vậy, khi một từ xuất hiện ta vừa hình dung ra sự vật, hiện tượng, tính chất mà từ biểu thị lại vừa hình dung ra các đặc điểm, sắc thái của sự vật, hiện tượng đó. Chính những sự liên hội về các nét nghĩa đó là nghĩa của từ.
Vậy, nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.

2. Cách giải thích nghĩa của từ
Người ta có thể giải thích nghĩa của từ bằng các cách sau đây :
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Ví dụ : - Danh từ là những từ chỉ người, chỉ loài vật, cây cối, đồ vật,...
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của sự vật.
- Tính từ là những từ chỉ tính chất như màu sắc, kích thước, hình thể, phẩm chất,...
- Quan liêu là những người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng.
- Chạy là hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao.
+ Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ mà mình giải thích.

Ví dụ : - Tổ quốc là đất nước mình.
- Cao là số đo chiều thẳng đứng, đối lập với thấp.
- Dài là số đo chiều nằm ngang, đối lập với ngắn.
- Bấp bênh là không vững chắc.

3. Dùng từ đúng nghĩa
Muốn dùng từ đúng nghĩa trước hết ta phải nắm vững được nghĩa của từ. Thông thường một từ có rất nhiều nghĩa.

Ví dụ : Từ ăn có 13 nghĩa, từ chạy có 12 nghĩa, từ đánh có 27 nghĩa.

Vì thế muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đạt từ trong câu cụ thể. Do sự kết hợp giữa các từ trong câu mà nghĩa cụ thể của từ được bộc lộ. Ta cũng có thể tra từ điển để nắm được nghĩa của từ. Cách tốt nhất là đặt từ trong câu cụ thể.

Ví dụ : Trong các câu :
- Tôi ăn cơm.
Từ ăn có nghĩa là hoạt động đưa thực phẩm vào dạ dày.
- Tôi đi ăn cưới.
Từ ăn có nghĩa là ăn uống nói chung, nhân dịp lễ thành hôn.
- Họ ăn hoa hồng.
Từ ăn có nghĩa là nhận lấy để hưởng.

Chúng ta phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi để hiểu đúng nghĩa của từ, tập nói, tập viết thường xuyên. Khi nói, khi viết phải lựa chọn và phải kết hợp một cách thành thạo các từ, nhất là khi gặp một từ có nhiều từ đồng nghĩa thì phải cân nhấc một cách cẩn thận.

Ví dụ : chết, mất, toi, qua đời, từ trần, hi sinh.
Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải liên hội được quan hệ giữa từ với sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất mà từ biểu thị. Từ đó chỉ ra những đặc điểm, những thuộc tính của sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất,... mà từ biểu thị.
 

II - BÀI TẬP
1. Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các trường hợp dưới đây:           phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ có bánh lăn.
...................... xe người đi, có hai bánh, tay lái nối với bánh trước, dùng sức người đạp cho quay bánh sau.
......................... từ  dùng cho người nhỏ tuổi, tự xưng một cách thân mật với thầy cô hoặc anh chị.
...................... công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để dùng vào một việc nào đó.
...................... đơn   vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hoàn chỉnh, cấu tạo ổn định dùng để đặt câu.
...................... người đàn ông làm nghề dạy học.

2. a) Giải-thích các từ sau đây theo cách đã biết:
giếng, ao, đầm, đũa, thìa, cho, biếu, tặng, khúc khuỷu, to, lớn.

b) Đặt ba câu với các từ: cho, biếu, tặng.

3. Điền vào chỗ trống các tiếng thích hợp trong các trường hợp dưới dây. Biết rằng:
+ Tiếng đầu của từ là hải.
........................... : chim lớn cánh dài và hẹp, mỏ quặp, sống ở biển khơi.
 .......................... : cửa biển dùng làm nơi ra vào của một nước.
............................. : thú có chân biến thành bơi chèo, răng nanh dài, sống ở Bắc Cực và Nam Cực.
........................... :   khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương.
............................. : việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hoá nhập từ nước này sang nước khác.
........................... :   sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển.

+ Tiếng đầu của từ là giáo :
........................... :  người dạy học ở bậc phổ thông.
........................... :   học sinh trường sư phạm.
........................... :   bài soạn của giáo viên để lên lớp giảng.
............................ : đồ dùng dạy học để làm cho học sinh thấy một cách cụ thể
. .......................... : viên chức ngành giáo dục.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây