Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Ngôn ngữ trong văn miêu tả

Thứ sáu - 08/11/2019 10:59
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương II. Văn miêu tả, I. Đặc điểm văn miêu tả - Ngôn ngữ trong văn miêu tả
* Ngôn ngữ trong văn miêu tả
Đối tượng của văn miêu tả là hin thực cuộc sống rất phong phú, đa dạng, muôn hình muôn v. Đ tạo dựng lại những bức tranh v cuộc sống ấy, các nhà nghệ sĩ sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau : Nhà hoạ sĩ miêu tả bằng màu sắc ; nhà điêu khc miêu tả bng đường nét, hình khối; còn nhà văn miêu tả thông qua ngôn ngữ. Nói cách khác, văn học là ngh thuật của ngôn từ.
Vậy ngôn ngữ trong văn miêu tả có đc điểm gì ?

Trước hết, ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn. Cái đích của người viết văn miêu tả là làm thế nào để phác hoạ được những bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt hoặc chân dung của con người một cách cụ thể, sống động và có hồn như nó vốn tn tại trong cuộc sống. Và làm thế nào để khi thông qua đoạn văn, bài vàn miêu tả, người đọc có thể hình dung ra toàn cảnh như đang được nhìn trước mắt. Tức là người viết văn miêu tả phải có khả năng tác động mạnh mẽ, sâu xa tới trí tượng tưởng và cảm nghĩ của người đọc. Muốn vậy, từ ngữ được đưa vào văn miêu tả phải giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh, màu sắc, nhạc điu. Thông thường, các từ láy (bao gồm cả từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh) đáp ứng được yêu cầu này.

Ta hãy thử khảo sát một số đoạn văn miêu tả sau :
Đoạn 1 : "Có lẽ bt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngà màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm qu xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bổ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mờ năm cánh vàng tươi. Buồng chuối qu chín vàng đốm. Những tàu lá chuối vàng ối xõa như những đuôi tht lưng, vạt áo. Nắng vườn chuối đương gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngn phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà ph một màu rơm vàng mới. Lác đác, cây lụi có mấy chiếc lá đỏ tía. Qua khe giậu, ló ra mấy qu ớt đỏ chói. Tất c đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm l lùng. Không còn có cm giác héo tàn hanh hao lúc sp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm nhè nhẹ" (Tô Hoài - Một số kinh nghiệm viết văn miêu t, NXB Giáo dục, 1997).

Ngoài một số từ láy gợi trạng thái, hương vị lắc lư, lơ lng, thơm thơm, nhè nhẹ), trong đoạn đã sử dụng tới hơn mười từ ngữ ch màu sắc, đặc bit là màu vàng - màu của ngày mùa no ấm ở nông thôn : vàng hơn thường khi, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng sẫm, vàng tươi, vàng đốm, vàng ối, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới, màu vàng trù phủ, đ chói.

Đoạn 2 : "Mưa đến rồi, lẹt dẹt... lẹt dẹt... Mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa : mưa thực ri. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước trng xoá. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng ngai ngái. Cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ " (Tô Hoài - dẫn theo Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, Sđd).

Nhà văn Tô Hoài đã rất tài tình trong việc lựa chọn từ ngữ mô phỏng âm thanh tiếng mưa. Mưa giáo đầu thì "lẹt đẹt... lẹt đẹt...", mấy giọt "lách tách" ; ri khi cơn mưa lớn dần thì tiếng mưa cũng thay đổi : "nước tuôn rào rào", "mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay", "mưa rào trên sân gạch", "mưa đồm độp trên phên nứa", "đạp lùng bùng vào lòng lá chuối", "tiếng giọt tranh đổ ồ...". Cả một vốn từ phong phú và gợi cảm đã làm cho khung cảnh trn mưa rào đầu mùa hiện lên thật cụ thể, sng động:

Bên cạnh đó ngôn ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác. Dùng từ hay không có nghĩa là từ đó phải "kêu". Dùng từ phong phú không có nghĩa là lit kê ra thật nhiều. Điều quan trọng là người ta chọn đúng từ ngữ diễn tả chính xác nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.

Đoạn văn tả cảnh biển đẹp của nhà văn Vũ Tú Nam được trích dẫn trong Ng văn 6 (tập hai) là một dẫn chứng sinh động. Nhà văn đã rất dụng công trong việc lựa chọn từ ngữ miêu tả màu nước biển thay đổi theo những trạng thái khác nhau của tiết trời: Khi gió mùa đông bắc vừa dừng thì "biển lặng đỏ đục" ; khi trời nắng thì bin óng ánh đủ màu : "xanh lá mạ, tím phớt hng, xanh biếc". Khi mưa rào thì biển "thâm sì, nng trịch". Buổi sớm "nắng mờ" thì biển bốc hơi nước "chỉ một màu trắng đục". Vào buổi chiu lạnh thì biển "quánh đặc một màu bạc trắng". Hôm trời đẹp, nắng tàn thì biển "xanh màu mảnh chai", v.v. Đúng là muôn màu muôn sắc, tạo nên vẻ đẹp kì diệu mà hoàn toàn chân thực cho bức tranh về biển c.

Ngoài tính chính xác ra, ngôn ngữ trong văn miêu tả phải là thứ ngôn ngữ có sức liên tưng, tức là có khả năng khơi gợi trí tượng tưởng cho người đọc. Các nhà văn khi viết những trang miêu tả, dù là tả cnh, tả vật, hay tả người, không bao giờ dừng lại ở t thực, không bao giờ sao chép một cách máy móc, y nguyên như nó đã từng tn tại trong cuộc sống. Tất c đều đã được sáng tạo. Chính vì lẽ đó, từ ngữ trong văn miêu tả không chỉ được dùng theo nghĩa đen mà còn được hiểu theo các lớp nghĩa ẩn, nghĩa bóng. Đó là lí do vì sao trong văn miêu tả, các nhà văn rất hay dùng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, thâm xưng, nhân hoá,... Nguyễn Tuân đã thành công qua đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển với những hình ảnh so sánh độc đáo : "Sau trn bão, chân trời, ngấn bể sạch như tăm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, ri lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hng hào thăm thm và đường b đt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bng c một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hng. Y như một mâm l phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông" (Nguyn Tuân - Cô Tô). Còn tác giả Trần Hoài Dương lại sử dụng ngh thuật nhân hoá một cách linh hoạt, sáng tạo để miêu tả hình ảnh chú nhái bén đáng yêu, ngộ nghĩnh : "Tôi ngt một chiếc lá si đỏ thắm th xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngi chm ch trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay c giữ thăng bằng ri chiếc thuyn đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. Chàng lái đò vênh mặt nhìn tôi, giương đôi mắt đen láy như hai hạt rau dn lên, đầy vẻ hãnh din" (Dẫn theo Văn miêu tả và kể chuyện, Sđd).

Cuối cùng, phải nói tới vic sắp xếp ngôn ngữ trong câu văn t, đoạn văn tả. Đây cũng là một ngh thuật đòi hỏi sự sáng tạo của người viết. Câu văn tả không chỉ đúng (v nội dung biểu đạt lẫn hình thức cấu trúc) mà còn phải hay, phải độc đáo, phải có sự biến hoá linh hoạt. Dù là văn xuôi cũng phải có nhạc điu. Có thể đan xen câu bình thường với câu đặc biệt, câu đơn với câu phức, câu dài với câu ngắn,... Và cũng có th dùng kiểu câu đảo ngữ đ gây ấn tượng cho người đọc. Việc lựa chọn các kiểu câu hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung cần biểu đạt.

Chng hạn khi miêu tả khung cảnh thiên nhiên yên , êm đềm, thơ mng hay khi miêu tả dòng cảm xúc đang tuôn chảy thì có thể dùng những câu văn dài, cấu trúc gm nhiu vế nối tiếp nhau như: "Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra ri bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn c vào gầm xe" (Nguyn Thành Long - Lặng l Sa Pa, dẫn theo Văn học 9, tập hai, 2000). Ngược lại, khi miêu tả những hoạt động din ra nối tiếp, liên tục, nhanh, mạnh thì người ta thường dùng những câu đặc biệt hoặc câu tỉnh lược ngn gọn. Ta có thể tham khảo đoạn văn của Nguyễn Công Hoan miêu tả cnh "thằng ăn cắp" ngồi ăn bún riêu :

"Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. Phù phù ! Nóng ! Xuỵt xoạt ! Cay ! Ngon quá ! Ai cũng yên bụng, không ai để ý đến nó nữa. Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ô tô. Họ pha trò. Họ cười hà hà. Nó vn ăn. Ngon quá. Năm phút... Mười phút... Bỗng chốc : - i ông đội xếp ôi ! Thằng ăn cắp ! Ai đuổi hộ tôi ! Bọn bán hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. Quang gánh vướng. Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ " (Nguyễn Công Hoan - Thằng ăn cắp).
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây