Hướng dẫn học Văn 8, Ôn dịch, thuốc lá

Thứ tư - 18/09/2019 12:54
Hướng dẫn học Văn 8, Ôn dịch, thuốc lá
Ôn dịch, thuốc lá
(Nguyễn Khắc Viện)
A. TÌM HIỂU CHUNG
I. Thể loại
Văn bản này thuộc kiểu văn bản thuyết minh.

II. Bố cục
Văn bản này tuy có nhiều chỗ đã bị lược bớt đi, song nhìn chung phần được giữ lại vẫn tạo thành một văn bản khá hoàn chỉnh. Bố cục văn bản như sau:
1. Phần mở đầu (từ đầu đến "nặng hơn cả AIDS"): Tầm quan trọng và tính chất nghiêm trọng của Ôn dịch, thuốc lá.
2. Phần thứ hai (từ "Ngày trước Trần Hưng Đạo..." đến "sức khỏe cộng đồng"): Tác hại của thuốc lá.
3. Phần thứ ba (từ "Có người bảo..." đến "gương xấu"): Tác hại của thuốc lá đối với những người không hút thuốc
4. Phần thứ tư kết hợp với phần kết (vì hai phần này không tách riêng): đoạn còn lại: Những sự so sánh để khẳng định việc đứng lên chống lại và ngăn chặn nạn ôn dịch này.

B. GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
I. Nội dung
1. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thỏe đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đang trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
2. Tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến "tổn hao sức khỏe). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khỏe của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hưởng thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...
3. Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị hệnh, mặc tôi!", tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhân nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chù dộnghút thuốc lá hị động đều dần đồn nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
4. Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu - Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu - Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biên pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.

II. Nghệ thụât
Bài văn thuyết minh một cách sắc sảo bởi những lí lẽ và đặc biệt những dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục. Lời văn khách quan, điềm tĩnh nhưng vẫn có tính tác động cao.

III. Ý nghĩa
Bài văn đặt ra một vấn đề không mới, nhưng bằng sự thuyết minh sắc sảo, nó đã khắc sâu hơn trong tâm trí của mỗi người về -sự nguy hại của thuốc lá. Từ đó, nó thúc giục chúng ta cần phải có quyết tâm cao hơn và phải các biện pháp triệt để hơn để tự cứu lấy cuộc sống của chính mình.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây