Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 13: Phong trào công nhân quốc tế

Thứ ba - 17/03/2020 12:00
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 13: Phong trào công nhân quốc tế
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX
- Nguyên nhân:
+ Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và Bắc Mĩ. Đội ngũ công nhân tăng về số lượng và chất lượng, có điều kiện sống tập trung.
+ Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, chính sách chạy đua vũ trang làm đời sống công nhân cực khổ. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân bùng nổ.
- Phong trào đấu tranh:
Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
+ Tiêu biểu gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 01-5-1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế Lao động.
+ Nhiều đảng công nhân, đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Xã hội Mĩ (1876), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng Lao động Nga (1883), Liên minh Xã hội Dân chủ ở Anh (1884)...
- Thực tế trên đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới để đoàn kết lực lượng công nhân các nước càng trở nên cấp thiết. Sau khi C. Mác qua đời (1883), vai trò lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế thuộc về Ăng-ghen.

II. QUỐC TẾ THỨ HAI
- Ngày 14-7-1889, đại hội thành lập Quốc thế thứ hai tổ chức tại Pa-ri.
- Đại hội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng:
+ Sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp công nhân ở mỗi nướC.
+ Đề cao đấu tranh chính trị, coi trọng đấu tranh hợp pháp.
+ Tăng cường phong trào quần chúng, đấu tranh giành chính quyền.
+ Đòi tăng lương, ngày làm việc tám giờ.
+ Lấy ngày 1-5 làm ngày Quốc tế Lao động.
- Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội.
- Từ năm 1898 - 1895, hoạt động của Quốc tế thứ hai gắn liền với vai trò của Ăng-ghen. Quốc tế thứ hai có những đóng góp trong phong trào công nhân thế giới: tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác, đoàn kết phong trào công nhân các nước; thúc đẩy thành lập chính đảng vô sản.
- Năm 1895, khi Ăng-ghen qua đời, giai cấp công nhân thiếu sự lãnh đạo của vị lãnh tụ sáng suốt, chủ nghĩa cơ hội phát triển. Từ đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội. Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản. Quốc tế thứ hai tan rã.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Từ thập niên 20 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở đâu?
A. Tây Âu và châu Á.
B. Châu Âu và Bắc Mĩ.
C. Tất cả các nước châu Âu.
D. Châu Âu và châu Mĩ.

2. Năm 1886, công nhân Pháp đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đòi ngày làm việc tám giờ.
C. Đòi các quyền tự do dân chủ.
D. Đòi tăng lương và quyền dân chủ.

3. Từ thập niên 20 của thế kỉ XIX, phong trào công nhân nước nào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và quyết liệt nhất là:
A. Phong trào công nhân ở Pháp.
B. Phong trào công nhân ở Anh.
C. Phong trào công nhân ở ĐứC.
D. Phong trào công nhân ở Mĩ.

4. Ngày 1 - 5 - 1886 ở Mĩ diễn ra sự kiện gì gắn với phong trào đấu tranh của công nhân?
A. Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Si-ca-gô
B. Cuộc bãi công của công nhân New-yook.
C. Cuộc tổng băi công của công nhân Oa-sinh-tơn.
D. Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Ca-li-phôt-ni-a.

5. Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân thế giới của thế kỉ XIX là gì?
A. Chưa liên minh chặt chẽ với nông dân.
B. Chưa có sự thống nhất trong lãnh đạo và thiếu sự phối hợp đấu tranh.
C. Chưa tiếp thu được chủ nghĩa MáC.
D. Chưa xây dựng được một lực lượng hùng mạnh để đấu tranh.

6. Quốc tế thứ hai được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 17 - 4 - 1889. ở Pa-ri (Pháp).
B. Ngày 14 - 7 -1889. Ở Luân Đôn (Anh).
C. Ngày 14 - 7 - 1889. ở Pa-ri (Pháp)
D. Ngày 17 - 4 - 1889. ở Béc-lin (Đức).

7. Một trong những yêu cầu nào dưới đây đã dẫn đến thành lập Quốc tế thứ hai?
A. Phong trào công nhân chưa phát triển mạnh.
B. Các đảng công nhân được thành lập và sự cần thiết phải thống nhát.
C. Chủ nghĩa tư bản đã thành lập tổ chức quốc tế của nó để chống lại phong trào công nhân.
D. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được truyền bá sâu rộng vào trong phong trào công nhân.

8. Câu nào dưới dảy không phải là điều kiện và yêu cầu thành lập Quốc tế thứ hai?
A. Phong trào công nhân chưa phát triển mạnh mẽ ở các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Các đảng công nhân được thành lập và sự cần thiết phải thống nhất.
C. Phải đoàn kết các lực lượng công nhân để đấu tranh thắng lợi.
D. Câu B và C đúng.

9. Quốc tế thứ hai quyết định lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế Lao động nhằm:
A. Để cho công nhân được làm việc, nghỉ ngơi cho đúng Luật Lao động quốc tế.
B. Để cho công nhân được làm việc tám giờ.
C. Để cho công nhân được hưởng mọi quyền lợi.
D. Để đoàn kết và biểu dương lực lượng giai cấp vô sản thế giới.

10. Từ năm 1889 đến năm 1896, Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động gắn với tên tuổi của ai?
A. Các Mác.
B. Ăng-ghen.
C.Lê-nin
D. Xta-lin.

11. Trong những năm đầu thế kỉ XX, trong Quốc tế thứ hai diễn ra hai khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa.
B. Khuynh hướng tư sản và vô sản.
C. Khuynh hướng duy trì Quốc tế thứ hai và xóa bỏ Quốc tế thứ hai.
D. Khuynh hướng đấu tranh giai cấp và phi giai cấp.

12. “Quốc tế thứ hai đã chết vì bị chủ nghĩa cơ hội đánh bại”. Câu nói đó của ai.
A. Các Mác.
B. Ăng-ghen.
C. Lê-nin.
D. Hồ Chí Minh.

13. Vì sao phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX vẫn tiếp tục phái triển?
A. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.
B. Chủ nghĩa Mác đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân.
C. Ý thức giác ngộ của công nhân ngày càng cao.
D. Cả 3 ý trên.

14. Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đạt được là gì?
A. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước.
B. Chủ phải tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân.
C. Các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước ra đời.
D. Lấy ngày 1 - 5 hàng năm làm ngày Quốc tế Lao động.

15. Đảng Xã hội Dân chủ Đức ra đời vào năm nào?
A. Năm 1875.
B. Năm 1879.
C. Năm 1883.
D. Năm 1889.

16. Đảng Công nhân Pháp được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1875.
B. Năm 1879.
C. Năm 1883.
D. Năm 1889.

17. Nhóm Giải phóng Lao dộng Nga đựơc hình thành vào năm nào?
A. Năm 1875.
B. Năm 1879
C. Năm 1883.
D. Năm 1889.

18. Hại hội thành lập Quốc tế thứ hai (1889) đã thông qua nhiều nghị quyết, theo em nghị quyết nào là quan trọng nhất với tình hình lúc đó?
A. phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước.
B. Đấu tranh giành chính quyền.
C. Đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ.
D. Lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.

19, “Cương lĩnh khẳng dịnh nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chính quyền vô sản”, đây cương lĩnh của đảng nào ?
A. Đảng Xã hội Dân chủ Đức (1875).
B. Đảng Công nhân Pháp (1879).
C. Nhóm Giải phóng Lao động Nga (1883).
D. Đảng Công nhân Xả hội Dân chủ Nga (1903).

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B D D A B
6 7 8 9 10
C B A D B
11 12 13 14 15
A C D C A
16 17 18 19  
B C A D  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây