Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 20. Khu vực Mĩ La-tinh

Thứ năm - 19/03/2020 10:24
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 20. Khu vực Mĩ La-tinh
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở KHU VỰC MĨ LA-TINH
- Châu Mĩ La-tinh là khu vực thuộc Trung và Nam Mĩ, phần lớn cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Cư dân bản địa lâu đời là người In-đi-an, chủ nhân của nền văn hoá May-a, văn hoá In-ca. A-dơ-tếch.
- Từ thế kỉ XV, thực dân châu Âu - chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã làm chủ hầu hết vùng này.
- Thực dân phương Tây tàn sát dân bản địa, dồn đuổi vào rừng sâu, chiếm đất lập đồn điền để trồng lúa mì, ngô, khoai tây, cà phê, thuốc lá... Thực dân châu Âu đưa người nô lệ da đen từ châu Phi sang đây lao động trong các đồn điền . Trải qua vài ba chục thế kỉ, trên châu lục này đã xuất hiện những cộng đồng người da trắng, da đen và thổ dân da đỏ.
- Đến thế kỉ XIX, dân số trong các thuộc địa Tây Ban Nha tăng lên đáng kể, ý thức dân tộc dần dần hình thành, nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá riêmg biệt đã thúc đẩy cuộc đấu tranh chống thực dân để thiết lập các quốc gia độc lập.
 
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỈ XIX (Tóm tắt theo bảng dưới đây)
Niên đại Tên nước Tên phong trào Năm giành độc lập
1791 Ha-i-ti Ha-i-ti Phong trào đấu tranh của người da đen do Tút-xanh Lu-véc-tuy-a lãnh đạo 1803
1810 Mê-hi-cô Mê-hi-cô Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do Mi-sen Hi-đan-gô lãnh đạo 1821
1810 Ác-hen-ti-na Ác-hen-ti-na Khởi nghĩa vũ trang 1816
1822 Bra-xin Bra-xin Đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha 1822
 

Nhận xét: Qua hai thập niên đầu thế kỉ XIX đấu tranh sôi nổi quyết liệt, các quốc gia ở Mĩ La-tinh lần lượt hình thành. Đây là một thắng lợi to lớn của nhân dân Mĩ La-tinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

III. CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH SAU KHI GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA MĨ
1. Các nước Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập
- Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có những bước tiến về kinh tế, xã hội.
- Dân số càng tăng nhanh do việc di dân của người da trắng, việc nhập cư của người da đen và do sự tăng dân số tự nhiên.

2. Chính sách bành trướng của Mĩ
- Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
- Năm 1889, tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ” được thành lập, gọi tắt là “Liên Mĩ”.
- Năm 1898, Mì gây chiến với Tây Ban Nha, chiếm Ha-oai, Cu Ba, Pu-éc-tô Ri-cô.
- Từ thế kỉ XIX, Mĩ áp dụng chính sách “cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” để chiếm kênh đào Pa-na-ma và một số nước ở Mĩ La-tinh. Chính quyền Oa-sinh-tơn biến châu Mĩ La-tinh thành “sân sau” của nước Mĩ.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Từ thế kỉ XV, nước nào đi đầu trong việc xâm chiếm vùng Trung và Nam Mĩ?
A. Bồ Đào Nha
B. Tây Ban Nha
C. I-ta-li-a.
D. Hà Lan

2. Thế kỉ XV, Bồ Đào Nha chiếm nước nào ở châu Mĩ La-tinh?
A. Mê-hi-cô và Bra-xin.
B. Bra-xin và Ác-hen-ti-na.
C. Bra-xin.
D. Tất cả các nước trên.

3. Vào thế kỉ XV, Guy-a-na bị chia cắt thành ba thuộc địa của các nước;
A. Anh, Pháp, Hà Lan.
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ.
C. Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
D. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp.

4. Cư dân ở Trung và Nam Mĩ trong quá trình bị thực dân phương Tây xâm lược họ nói tiếng của nước nào?
A. Nói tiếng Anh và Pháp.
B. Nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha.
C. Nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Bào Nha.
D Nói tiếng Anh hay tiếng Pháp.

5. Đầu thế kỉ XX, dân số ở Mĩ La-tinh trong các thuộc địa của nước nào tăng lên đáng kể ?
A. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
B. Anh và Pháp.
C. Tây Ban Nha và Anh.
D. Tây Ban Nha.

6. Từ cuối thế ki XVIII, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản nào làm cho phong trào đấu tranh chống thực dân của Mĩ La-tinh phát triển mạnh mẽ?
A. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
B. Cuộc cách mạng tư sản Pháp.
C. Cuộc cải cách nông nô ở Nga.
D. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp.

7. Năm 1791, ở Ha-i-ti bùng nổ cuộc đấu tranh của người da đen dưới sự lãnh dạo của ai?
A. Linh mục Mi-sen Hi-đan-gô.
B. Tút-xanh Lu-véc-tuy-a.
C. Xan Mác-tanh
D. Xi-môn Bô-li-va.

8. Năm 1821, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Mê-hi-cô?
A. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra với quy mô lớn.
B. Cuộc khởi nghĩa của linh mục Mi-sen Hi-đan-gô lôi cuốn hàng vạn nông dân tham gia.
C. Mê-hi-cô tuyên bố thành lập nền cộng hòa.
D. Cuộc đấu tranh của nông dân Mê-hi-cô giành thắng lợi.

9. Bra-xin thoát khỏi sự thống trị của Bồ Đào Nha vào năm nào?
A. Năm 1822.
B. Năm 1823.
C. Năm 1821
D. Năm 1810.

10. Sau khi giành được độc lập, Bra-xin xây dựng đất nước theo thể chế chính trị như thế nào?
A. Theo thể chế cộng hòa tư sản.
B. Theo thể chế quân chủ.
C. Theo thể chế quân chủ lập hiến.
D. Theo thể chế dân chủ tư sản.

11. Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết gì ở Mĩ La-tinh?
A. “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”.
B. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
C. “Châu Mĩ của người Bắc Mĩ”.
D. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”.

12. Năm 1898, Mĩ gây chiến với nước nào để chiếm Ha-oai, Cu Ba, Pu-éc-tô-ri-cô
A. Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha.
C. Anh.
D. Pháp.

13. Từ năm 1914 đến năm 1916, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Mê-hi-cô?
A. Tây Ban Nha tranh chấp Mê-hi-cô với Mĩ.
B. Bồ Đào Nha mở cuộc tấn công tái chiếm Mê-hi-cô.
C. Mĩ kiếm soát chặt chẽ Mê-hi-cô.
D. Mĩ hai lần đem quân đánh Mê-hi-cô.

14. Chính quyền Oa-sinh-tơn đã khống chế khu vực Mĩ La-tinh làm thành:
A. Khu căn cứ quân sự của Mĩ.
B. Thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C. “Sân sau êm đềm” của Mĩ.
D. “Hậu phương an toàn” của Mĩ.
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B C A B D
6 7 8 9 10
D B C A B
11 12 13 14  
B A D C  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây