Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Cấu tạo từ

Thứ hai - 28/10/2019 12:00
Hướng dẫn giải ngữ văn 6, Phần tiếng việt, chương I; Từ vựng - Cấu tạo từ

I - NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Từ và đơn vị cấu tạo từ
a) Từ là gì ?
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa mà độc lập, dùng để đặt câu.
Ví dụ : Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương.
                                                  (Bánh chưng, bánh giầy)
Câu này do các từ: hãy, lấy, gạo, làm, bánh, mà, lễ, tiên vương tạo nên.
Các từ này đều là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa vì không phân chia được nữa và được dùng độc lập trong nói và viết. Chẳng hạn tiên vương là một từ vì tiên vương không thể dùng độc lập.

b) Đơn vị cấu tạo từ
Xét ba từ sau đây :
ăn, ăn ở, ăn năn
Chúng ta thấy rằng từ ăn do một tiếng tạo thành, từ ăn do hai tiếng ăntạo thành, từ ăn năn do hai tiếng ănnăn tạo thành. Hầu hết các tiếng ở các ví dụ trên cũng như trong tiếng Việt đều có nghĩa, ở các trường hợp trôn chỉ có năn là không có nghĩa thực. Tiếng trong tiếng Việt còn có đặc điểm là hình thức ngữ âm ổn định (khi nói thì phát âm giống nhau, khi viết thì cách viết như nhau). Các tiếng luôn luôn tách bạch nhau khi chúng ta phát âm cũng như khi viết.

Từ những đặc điểm trên về tiếng, chúng ta có thể khẳng dịnh rằng tiếng là đơn vị tạo nên từ tiếng Việt. Đây là đặc điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất trong cấu tạo từ tiếng Việt. Từ đơn vị tiếng, người ta cấu tạo nên từ đơn, từ phức. Trong từ phức lại có từ ghép, từ láy và mỗi loại lại có đặc điểm cấu tạo riêng của nó.

2. Từ đơn
Từ do một tiếng tạo nên là từ đơn.
Ví dụ : anh, chị, ông, bà, bàn, ghế, ăn, hát, nói, cười, đi, dứng, đẹp, xấu, cao, thấp, mèo, gà, cây, người,...
Để làm rõ hơn về từ đơn, ta xét các từ sau đây :
con, cháu, con cháu, ăn, ở, ăn ở, hồng, hồng hào, hải, hải khẩu
Ta thấy:

- Các từ : con, cháu, ăn, ở, hồng khi đứng một mình đều là từ đơn. Vì chúng chỉ gồm một tiếng có nghĩa và có khả năng được dùng độc lập.

- Các từ : con cháu, ăn ở, hồng hào, hải khẩu không phải là từ đơn vì chúng gồm hai tiếng ghép lại mà thành gọi là từ phức.

- Trong các từ phức có những từ do các từ dơn ghép lại như : con, cháu, ăn, ở.

- Những tiếng không có nghĩa như : hào trong hồng hào phải kếl hợp với một tiếng có nghĩa khác để tạo thành từ phức.

- Có những từ gồm hai tiếng có nghĩa như : hải khẩu nhưng cả hai tiếng đều không dùng được độc lập. Vì vậy hảikhẩu không phải là từ đơn.

Như vậy cấu tạo của từ đơn là một tiếng, có thể dùng độc lập trong nói và viết. Các tiếng không dùng độc lập đều không phải là từ đơn.

Ví dụ : lùng trong lạnh lùng, nhặn trong nhiều nhặn, nhã nhặn, hữu trong hữu tình.

Các tiếng có nghĩa nhưng không dùng độc lập thường là gốc Hán và cũng không phải là từ dơn.

Ví dụ : hải. quan trong hải quan, cẩu trong hải cẩu, khẩu trong hải khẩu.
Vì thế chúng phải ghép với một tiếng khác để thành từ như hải quan, hải cẩu, hải cảng, hải đăng, hải đồ, hải khẩu,...

Thảocỏ nhưng c dùng độc lập, còn thảo không dùng độc lập. Vậy là từ đơn, còn thảo chỉ là tiếng làm yếu tố cấu tạo từ, vì ta có thể nói thảo lư (lều cỏ), thảo nguyên (đồng cỏ), thu thảo (cỏ thu) mà không nói được "cắt thảo về cho trâu ăn".

3. Từ phức
a) Thế nào là từ phức ?
Tiếng là cơ sở để tạo nên từ đơn. Tiếng còn là cơ sở để tạo nên từ phức. Từ phức là từ được cấu tạo bởi hai hoặc nhiều tiếng. Phần lớn từ phức là từ được cấu tạo bởi hai tiếng.

Ví dụ : xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, ăn mày, ăn năn, con trưởng, nhà cửa, xe cộ, hồi hộp, hồng hào, bấy giờ, con trai, lạ thường, khôi ngô, khỏe mạnh, chờ mong, than thở, thiệt thòi.
Một số từ phức được cấu tạo bởi nhiều tiếng.

Ví dụ : hợp tác xã, nông nghiệp hóa, cơ khí hoá.

b) Phân loại từ phức
Trong từ phức, căn cứ vào quan hệ giữa các tiếng, người ta chia từ phức thành hai loại chính là từ ghép và từ láy.

- Từ ghép
Từ ghép là từ phức mà các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Hình thức âm thanh của từ cố định, do đó phải phát âm liền mạch.

Ví dụ : sân bay, hoa hồng, con trưởng, ăn ở, chăn nuôi, con trai, con gái, khỏe mạnh, chờ mong, quá giang, xe lam, bánh chưng, bánh giầy, bánh ít.
Căn cứ vào quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép, người ta lại chia thành hai loại nhỏ là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Từ láy
Từ láy là từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.

Ví dụ : bấp bênh : phụ âm đầu lặp,
lao xao : vần và thanh lặp.
Từ láy cũng được chia làm hai loại: từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ.
Từ láy bộ phận là kiểu từ láy mà chỉ có một bộ phận giữa các tiếng được lặp lại.

Ví dụ : lao xao, lác đác, loanh quanh, rột roạt, tùm tỉm.
Từ láy toàn bộ là kiểu từ láy mà các tiếng lặp lại hầu như toàn bộ.

Ví dụ : châu chấu, chuồn chuồn, đo đỏ, róc róc, rột rệt, rì rì.

Từ ghép và từ láy sẽ được học kĩ ở chương trình lớp 7. Tuy nhiên, ở lớp 6, chúng ta cũng cần nhận diện được từ láy và từ ghép trong văn bản. Từ láy là từ phức gồm hai tiếng hoặc nhiều tiếng láy lại. Các tiếng trong từ láy có sự hoà phối ngữ âm với nhau đó là hiện tượng lặp ngữ âm: lặp phụ âm đầu hoặc lặp vần hoặc lặp tiếng. Từ ghép là từ phức gồm hai tiếng hoặc nhiều tiếng ghép lại. Các tiếng trong từ ghép có sự phối hợp ngữ nghĩa.

Khi một từ phức mà ta phân vân giữa từ láy và từ ghép, ta phải xét xem các tiếng trong từ đó có nghĩa không. Nếu các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Nếu tiếng đứng sau không có nghĩa mà lặp lại ngữ âm thì đó là từ láy.

Ví dụ:
+ Từ ghép : tướng tá, bao học.
+ Từ láy : nhỏ nhoi, nhỏ nhắn, vuông vắn.
- Từ có cấu tạo đặc biệt

Ngoài từ đơn, từ ghép và từ láy, tiếng Việt của chúng ta còn một số từ không nằm trong kiểu cấu tạo của từ ghép và từ láy. Loại này cũng bao gồm hai hay nhiều tiếng ghép lại nhưng đối với người Việt các tiếng đó lại không có nghĩa, đồng thời giữa các tiếng cũng không có quan hệ ngữ âm với nhau. Ta gọi loại này là những từ có cấu tạo đặc biệt (còn gọi là từ ngẫu kết).

Ví dụ : bồ nông, bồ hóng, bồ hòn, bù nhìn, xì dầu, ca la thầu, phốt pho, ô xi, xà phòng, cà phê, sen đầm.
Những gốc Việt loại này rất ít, chủ yếu là phiên âm các từ nước ngoài.

II - BÀI TẬP
1. Cho đoạn trích sau đây : "Ta vốn nòi rồng ở miền nước thảm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn."
                                                               (Con Rồng cháu Tiên)
a) Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn trích trên.
b) Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không ? Vì sao ?
c) Các từ ghép trong đoạn trích trên, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào không có nghĩa khái quát ?


Trong các từ ghép sau đây, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể ?
ăn chơi, ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn ý, ăn nói, ăn diện, ăn đong, ăn học, ăn ở, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn ngọn, ăn quỵt, ăn rơ, ăn theo.

3. Em hãy nhân xét về vần và các phụ âm đầu trong các từ láy sau đây. Nghĩa của chúng biểu thị trạng thái như thế nào của sự vât ?
thập thò, mấp mô, thấp thoáng, lấp loáng, bộp bẹ, tập tẹ, nhấp nhô, cập kẻ, mấp mé, dập dờn, nhấp nhổm, thấp thỏm, lấp ló.

4. Trong đoạn văn sau đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ? Vì sao ?
"Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ".
                                                                           (Cây bút thần)

5. Có bạn cho rằng các từ sau đây là từ láy, theo em có đúng không ?
non nước, chiều chuộng, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, ôm ấp, líu lo, trong trắng, nhức nhối, tội lỗi, đón đợi, mồ mả, đả đảo, tươi tốt, vùng vẫy, thơm thảo.

6. Tìm nhanh các từ láy mà giữa các tiếng có thể thay đổi được trật tự.
Ví dụ : vớ vẩn, thẫn thờ.

7. Em hãy tìm các từ láy :
a) Tượng hình. Ví dụ : ngoằn ngoèo, khấp khểnh,...
b) Tượng thanh. Ví dụ : lách cách, rột roạt,...
c) Chỉ tâm trạng. Ví dụ : bâng khuâng, thẫn thờ,...

8. Tìm các từ láy có vần eo, vần êu.

9. Ngoài các từ đơn, từ láy, từ ghép, dựa vào nghĩa của các tiếng, em hãy tìm một số từ có cấu tạo đặc biệt mà các tiếng đều không có nghĩa, cũng không có quan hệ ngữ âm.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây