Hướng dẫn học Văn 8, Câu ghép

Thứ tư - 18/09/2019 11:47
Hướng dẫn học Văn 8, Câu ghép
Câu ghép
A. LÝ THUYẾT
I. Đặc điểm của câu ghép
Đọc đoạn văn sau, chú ý các câu in đậm:
(1) Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
(2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đăng.
(3) Những ý tưởng ấy, tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (4) Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (5) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (6) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ (7) cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
1. Tìm các cụm C - V trong những câu in đậm:
a) Câu (2) có 3 cụm C - V, trong đó có hai cụm C - V nhỏ nằm trong cụm C - V lớn.
b) Câu (5) là câu có một cụm C - V.
c) Câu (7) cũng có ba cụm C - V nhưng không có cụm C - V nào bao chứa cụm C - V nào.
2. Cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C - V:
a) Câu (2):
- Cụm C - V lớn là: Tôi / quên thế nào được...
- Hai cụm C - V nhỏ là:
+ những cảm giác trong sáng ấy / náy nở trong lòng tôi...
+ ... mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
b) Câu (7):
+ Cụm C - V thứ nhất: Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi.
+ Cụm C - V thứ hai: (vì chính) lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn.
+ Cụm C - V thứ ba: (hôm nay) tôi / đi học. Cụm C - V này bổ sung ý nghĩa cho cụm C - V trước đó.
3. Dựa vào phần gợi ý phân tích trên đây để điền vào bảng mẫu của SGK.
4. Câu (5) là câu đơn, câu (7) là câu ghép, còn câu (2) là câu phức.

II. Cách nối các vế câu
1. Các câu ghép còn lại trong đoạn trích là: câu (1), câu (3) và câu (6).
2. Về các từ nối trong mỗi câu ghép:
- Các vế câu của câu (1), vế thứ hai và thứ ba trong câu (7) không có từ nối.
- Các vế của câu (3) và câu (6), vế thứ nhất và thứ hai của câu (7) nối với nhau bằng các quan hê từ (vì, nhưng, vỉ).
3. Các vế trong câu ghép không bao hàm nhau. Chúng được nối với nhau theo các cách sau đây:
a) Dùng những từ có tác dụng nối.
- Nối bằng 1 quan hệ từ: Kiểu nối này, quan hệ từ nằm ở giữa các vế câu.
+ Chỉ quan hệ bổ sung hoặc đồng thời:
Ví dụ:
(1) Xe dừng lại và một chiếc khác đỗ bên cạnh.
(2) Mặt trời mọc và sương tan dần
(3) Lão không hiểu tôi, tới cùng vậy và tôi buồn lắm.
                                                                               (Nam Cao)
+ Chỉ quan hê nối tiếp: rồi
Ví dụ:
(1) Nó đến rồi chúng tôi cùng nhau học bài.
(2) Nắng nhạt dần rồi chiều sẽ qua đi
(3) Rồi trăng lặn, rồi tiếng gà lại gáy.
                                                                        (Lê Phan Quỳnh)
+ Quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản hay nghịch đối: mà, còn, song, chứ nhưng...
Ví dụ:
(1)  Buổi sáng, bà đi chợ, mẹ đi làm còn Liên đi học.
(2) Hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn.
(3) Chúng tôi đến chơi song anh không có nhà.
+ Quan hệ từ chỉ quan hê lựa chọn: hay, hay là, hoặc...
Ví dụ:
(1) Mình đọc hay tôi đọc.                                               (Nam Cao)
(2) Tôi chưa làm kịp hay anh làm giúp tôi vậy?
- Nối bằng cặp quan hệ từ:
+ Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả: vì... nên, bởi...nên, tại... nên, do... nên,...
dụ:
(1) Vì mẹ ốm nên bạn Nghĩa phải nghỉ học.
(2) Do Thỏ kiêu ngạo nên nó đã thua Rùa..
(3)  Bởi chàng ăn ở hai lòng
Cho nên phận thiếp long đong một đời.
                                                                (Ca dao)
+ Cặp quan hệ từ chỉ điều kiện hệ quả: nếu (hễ, giá)... thì, chỉ cần (chỉ có)... thì,...
Ví dụ:
(1) Hễ anh ấy đến thì tôi cho anh về.
(2) Giá trời không mưa thì chúng tôi sẽ đi chơi.
+ Cặp quan hệ từ chi ý nhượng bộ: tuy... nhưng
Ví dụ:
(1) Tuy tôi đã bảo nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe.
(2) Tuy trời đã bừng nắng nhưng tiết trời vẫn lành lạnh.
+ Cặp quan hệ từ chỉ ý tăng tiến: chẳng những... mà còn
dụ:
(1) Chẳng những hoa không còn thơm mà lá cũng héo dần.
(2) Chẳng những Hồng học giỏi mà bạn ấy còn hay giúp đỡ các bạn yếu.
- Nối bằng cặp phó từ hay đại từ.
Câu ghép sử dụng cặp phó từ hay đại từ thường biểu thị sự hô ứng về mặt nội dung giữa các vế: ai... nấy, bao nhiêu... bấy nhiêu, đâu... đó, nào ... ấy, càng... càng.
Ví dụ:
(1) Ăn cây nào rào cây ấy.  
                                                                                                 (Ca dao)

(2) Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu.
(3) Ai làm, người ấy chịu.                                                                       
                                                                                                 (Ca dao)

b) Không dùng từ nối
Trong trường hợp không dùng từ nối, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy ngăn cách.
Ví dụ:
(1) Nắng ấm, sân rộng và sạch.
(2) Cảnh vậy xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "hôm nay tôi đi học". 
                                                                                                      
(Thanh Bình)
(3) Gió lên, nước biển càng dữ.
                                                                                                       (Chu Văn)
* Lưu ý:
Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép thường được đánh dấu bằng những cặp quan hệ từ nêu trên. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan trời mới quang.
Câu ghép trên gồm 3 vế được nối với nhau bằng dấu phẩy khi viết và một quãng ngắt khi nói. Cả ba vế câu này có quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ, trong đó, sự việc nêu ở vế 1 "mặt trời lên ngang cột buồm" có quan hệ nguyên nhân với hai sự việc nêu ở vế sau "sương tan", "trời mái quang”. Vì thế, tuy không sử dụng quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả thì các vế vẫn có quan hệ chỉ nguyên nhân kết quả Do vậy, trong một số trường hợp cần dựa vào văn cành, nội dung ý nghĩa giữa các vế câu.

B. THỰC HÀNH
1. Tìm câu ghép trong những đoạn trích dưới đây và cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào.
a)- (1) Dần buông chị ra đi con! (2) Dần ngoan lắm nhỉ! (3) U van Dần, u lạy Dần! (4) Dần hãy để cho chị đi vớti u, đừng giữ chị nữa. (5) Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (6) Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thtương không. (7) Nếu Dần không buông chị ra chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.
                                                        (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) (1) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (2) Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
(c) (1) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (2) Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất lòng tôi lại càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
(d) (1) Một hôm, tới phàn nàn việc ấy với Binh Tư. (2) Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. (3) Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (4) Hắn bĩu môi và bảo:
- (5) Lão làm hộ đấy!
                               (Nam Cao, Lão Hạc)
- Các câu ghép trong (a) là; (3), (5); (6); (7): Trọng đó, các vế câu của của câu (3), (5), (6) không dùng từ nối. Các vế câu (7) nối bằng một quan hệ từ.
- Trong (b): Cả hai câu đều là câu ghép. Câu (1) không dùng từ nối, các vế của câu (2) nối với nhau bằng quan hệ từ giá
- Trong (c): Câu (2) là câu ghép không dùng từ nối.
- Trong (d): Câu (3) là câu ghép dùng quan hệ từ bởi vì.

2. Với mỗi mẫu câu đã cho trong SGK, hãy đạt một câu ghép.
Làm theo mẫu:
+ Vì tôi nỗ lực hết mình nên tôi đã vượt qua kì thi một cách xuất sắc.
+ Nếu anh về sớm thì chị ấy chưa đi.

3. Chuyển những câu ghép vừa đặt thành một câu ghép mới bằng một trong hai cách:
a) Bỏ bớt một quan hệ từ
b) Đảo lại trật tự các vế câu.
Gợi ý:
a) Anh về sớm thì chị ấy chưa đi.
b) Chị ấy chưa đi nếu anh về sớm.

4.Với mỗi cặp từ hô ứng đã cho (SGK), hãy đặt một câu, ví dụ:
Mẫu: Cái bút vừa mới mua thế mà đã hỏng rồi.

5. Dựa vào khái niệm câu ghép và dựa vào các kiến thức đã học (ví dụ: dựa vào văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000,...) để dựng đoạn văn theo yêu cầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây