Ngữ văn nâng cao 9: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)

Thứ bảy - 22/02/2020 09:38
Nghĩa hàm ý là nghĩa bóng, nghĩa nằm đằng sau câu chữ.
1. Nghĩa hàm ý là nghĩa bóng, nghĩa nằm đằng sau câu chữ.
Trong giao tiếp, có lúc cần kín đáo, cần tế nhị, nên người nói thường dùng hàm ý. Thơ trữ tình thường đa nghĩa, hàm ý.

Người sử dụng cách nói hàm ý phải nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe. Và người nghe phải có năng lực giải đoán hàm ý.

Hiện tượng một bài thơ mà có nhiều cách hiểu khác nhau cho thấy sự “giải mã” hàm ý của độc giả không giống nhau về bài thơ đó.

Bài thơ “Đánh đu” của Hồ Xuân Hương (trước đây học ở lớp 9), nhiều giáo viên ngại giảng vì không giải mã được “lời tục ý thanh”, không tìm được cách giảng hợp lí, nên thường chỉ cho học sinh đọc qua loa mà thôi.

Bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi:
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”.
                                  (Quốc âm thi tập)
 
Ngoài việc tả cây chuối mùa xuân, bài thơ còn những hàm ý gì? Thi sĩ Xuân Diệu cho biết phải mất 10 năm suy ngẫm, ông mới giải mã được chữ “buồng” trong câu thơ thứ hai là nói về buồng thiếu nữ, phòng khuê của giai nhân. Có người cho rằng, bài thơ là “lời tỏ tình kín đáo”. Có nhà giáo lại bảo bài thơ thể hiện cảm hứng “xuân sắc, xuân hương, xuân tình” của con người và tạo vật.

Đi đường” của Hồ Chí Minh là một bài thơ hàm ý, đa nghĩa. Các em hãy đọc bài thơ và tìm ý nghĩa bài thơ:

 
Đi đường
“Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
Núi cao lén đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non”.
                                   (Nam Trân dịch)

Lúc giao tiếp, ta phải tinh ý để nắm bắt câu đối thoại có hàm ý, để ứng xử đẹp.
Lúc đọc thơ văn, ta phải phát hiện và giải mã được các tầng đa nghĩa, hàm ẩn, hàm ý để được “đối thoại” cùng tác giả.
Câu “đàn gảy tai trâu” là một lời nhắc khẽ, cần nhớ! 

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây