Giáo án tin học 9 - Bài 11: Tạo các hiệu ứng động (Tiết 2)

Thứ ba - 25/09/2018 11:46
Giáo án tin học 9 - Bài 11: Tạo các hiệu ứng động (Tiết 2)

Tuần 26
Tiết: 50
                       Ngày soạn: 08/03/2018
                       Ngày dạy:  10/03/2018
Bài 11: TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG (tt)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu.
- Biết tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu.
- Biết sử dụng các hiệu ứng một cách hợp lý.
2. Kỹ năng:
- Tạo được các hiệu ứng động
3. Thái độ
- Nghiêm túc, chú ý lắng nghe
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo + hình minh họa  + phòng máy
2. Học sinh: Xem bài mới trước ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới (7 phút)
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ:
+ Hiệu ứng trong bài trình chiếu là gi?




- Giới thiệu bài mới
- Lớp trưởng báo cáo số

+ Trang chiếu xuất hiện chậm hơn hoặc giống như cuộn giấy được mở dần ra…Ta gọi đó là hiệu ứng chuyển trang chiếu.

- Lắng nghe





Bài 11: TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG (tt)
Hoạt động 2: Sử dụng các hiệu ứng động (15 phút)


GV: Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi sau:
- Lợi ích của việc tạo hiệu ứng động là gi?


- Những điều cần lưu ý khi sử dụng hiệu ứng động?



 


 HS đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi

- Tạo các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
- Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng.
- Cần cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu rõ ràng và hiệu quả hơn không.
3. Sử dụng các hiệu ứng động.



- Tạo các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
- Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng.
- Sử dụng hiệu ứng phải làm nỗi bật dược nội dung.
Hoạt động 3: Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu. (17 phút)


- Yêu cầu HS đọc SGK sau đó đưa ra đoạn trang chiếu (có cỡ quá nhỏ, nhiều màu sắc, nền lòe loẹt, trình bày quá nhiều hình ảnh hoặc đoạn phim...). Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận xét các đoạn trình chiếu đó và cho ý kiến.
GV: Chốt lại các ý kiến của HS và đưa ra nhận xét chung.

- Tóm lại, muốn tạo một bài trình chiếu hấp dẫn, có tính thẩm mỹ ta cần lưu ý những yếu tố gi?

GV: Chốt lại kiến thức chính.

- Cho hs ghi vào vỡ


-> không làm nổi bật được nội dung trang chiếu, khó quan sát.






- Lắng nghe







.- Lắng nghe

Ghi bài
4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.












- Nội dung nên tập trung vào một ý chính và phải ngắn gọn.
- Màu nền và định dạng văn bản... phải thống nhất trên trang chiếu.
*Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh:
- Các lỗi chính tả;
- Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ;
- Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu;
- Màu nền và màu chữ khó phân biệt.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò (6 phút)
* Củng cố:
- Nêu lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động trong bài trình chiếu?

- Khi sử dụng các hiệu ứng động cần chú ý điều gì?





* Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Xem trước bài tiếp theo
- Đọc phần ghi nhớ.
 

- Tạo các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
+ Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng.
+ Sử dụng hiệu ứng phải làm nỗi bật dược nội dung.




Lắng nghe
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây