Giải bài tập SGK Địa lí 7, bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.

Chủ nhật - 01/04/2018 21:36
Giải bài tập SGK Địa lí 7, bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.
Câu hỏi: Hai ảnh dưới đây (SGK, trang 56) gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
 
hinh bai 17

Quan sát ảnh 17.1 và 17.2 cho thấy tác hại rất lớn của khí thải ở khu liên hợp hóa dầu, đã làm cho nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng, rừng cây khô héo vì mưa axit.
 
Câu hỏi: Mưa axit là gì?
 
Mưa axit là mưa có chứa một lượng axit được tạo nên chủ yếu tố khí thải của các nhà máy và từ khói của xe cộ thải vào không khí.
 
Câu hỏi: Hiệu ứng nhà kính là gì?
 
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất bị nóng lên do các khí thải tạo ra một màng chắn ở trên cao, ngăn cản nhiệt Mặt Trời, bức xạ từ mặt đất không thoát được vào không gian.
 
Câu hỏi: Nêu tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất?

Tác hại: Làm cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao, tạo ra lỗ thủng trong tầng ôzôn, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
 
Câu hỏi: Quan sát các ảnh dưới đây (hình 17.3, 17.4 SGK, trang 57) kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, nêu một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hòa?

 h 17.3

Nguyên nhân: Nước thải từ các nhà máy đổ vào sông ngòi làm cho nước sông bị ô nhiễm. Váng dầu của tàu bị nạn chảy tràn lan trên biển gây ô nhiễm biển và môi trường. Lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, chất thải sinh hoạt của các đô thị làm nhiễm bẩn nguồn nước sông hồ và nước ngầm.
 
Câu hỏi: Tại sao sự tập trung với mật độ cao các đô thị ở ven biển đới ôn hòa lại dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ?
 
Sự tập trung đô thị dày đặc với mật độ cao của các đô thị ven biển dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ là do các chất thải sinh hoạt của đô thị, phân hóa học, thuốc trừ sâu, các chất độc hại đó bị đưa ra biển làm nhiễm bẩn nguồn nước biển ven bờ.
 
Câu hỏi: Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở La Hay (Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:
 
-  Hoa Kì: 20 tấn/năm/người.
-  Pháp: 6 tấn/năm/người
 
Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.
 
Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000, cho biết số dân của các nước như sau:
 
- Hoa Kì: 281.421.000 người.
- Pháp: 59.330.000 người
 
Vẽ biểu đồ: Trên trục tọa độ, vẽ hai hình cột, thể hiện lượng khí thải của hai nước Hoa Kì và Pháp (trục hoành), trục tung thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân đầu người (tấn/năm/người).
 
-  Hoa Kì: 281.421.000 x 20 = 5.628.420.000 (tấn khí thải)
-  Pháp: 59.330.000 x 6 = 355.980.000 (tấn khí thải)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây