Giải bài tập SGK Địa lí 7, bài 19: Môi trường hoang mạc.

Thứ hai - 02/04/2018 22:00
Giải bài tập SGK Địa lí 7, bài 19: Môi trường hoang mạc.
Câu hỏi: Quan sát lược đồ hình 19. 1, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?
 
Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố:
 
Ở hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu, ven biển nơi có dòng
biển lạnh chạy qua hoặc nằm sâu trong nội địa.
 
Câu hỏi: Qua các hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa? 
 
h 19.2
Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: khô hạn và rất khắc nghiệt, biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày đêm chênh nhau rất lớn.
 
Khác nhau về chế độ nhiệt ở hai đới nóng lạnh qua 2 biểu đồ 19°B và 43°B:
 
Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt năm cao: 24°c, mùa đông ấm áp, trên 10°c, mùa hạ rất nóng, trên 36°c, lượng mưa rất thấp.
 
Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt năm cao: 44°c, mùa hạ không nóng, khoảng 20°c, mùa đông rất lạnh: - 24°c, mưa ít và ổn định.
 
Câu hỏi: Mô tả quang cảnh hoang mạc qua các ảnh dưới đây (hình 19.4 và 19.5 SGK, trang 62).
 
Hoang mạc cát ở châu Phi nhìn trên bề mặt như một biển cát mênh mông với những đụn cát di động (hoang mạc Sa-ha-ra) và cồn cát bao phủ. Một số nơi là ốc đảo chỉ trồng được loại cây thích hợp (chà là, lúa mạch...).
 
- Hoang mạc ở Bắc Mĩ (A-ri-do-na) phần lớn là đất sỏi đá với các cây bụi gai, cây xương rồng khống lồ (cao đến 5m).
 
Câu hỏi: Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
 
Động thực vật thích nghi với môi trường bằng cách tự hạn chế sự thoát nước, tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây