Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 9, Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Thứ bảy - 26/10/2019 11:56
Hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm Địa Lí 9, Địa lí dân cư - Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Có đáp án đầy đủ.
Câu 1. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
A. 52 dân tộc.
B. 53 dân tộc.
C. 54 Dân tộc.
D. 55 dân tộc.

Câu 2. Dân tộc nào có số dân chiếm số lượng nhiều nhất ớ Việt Nam?
A. Dân tộc Thái.
B. Dân tộc Tày.
C. Dân tộc ơ-đu.
D. Dân tộc Kinh.

Câu 3. Dân tộc nào có số dân ít nhất Việt Nam?
A. Dân tộc Pu Péo.
B. Dân tộc Rơ-măm.
C. Dân tộc Si La.
D. Dân tộc ơ-đu

Câu 4. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng bao nhiêu % dân số cả nước?
A. 76%.
B. 86%.
C. 96%.
D. 99%.

Câu 5. Căn cứ vào trang phục ở các ảnh đã cho dưới đây, em hãy xác định đâu là người Mường?

Hình 1.1. A.
Hình 1.2. B.
Hình 1.3. C.

Câu 6.  Căn cứ vào trang phục ở các ảnh đã cho dưới đây, em hãy xác định đâu là người Thái?
 



Hình 1.4. A.
Hình 1.5. B.
Hình 1.6. C.

Câu 7. Căn cứ vào trang phục ở các ảnh đã cho dưới đây, em hãy xác định đâu là dân tộc Mông?


Hình 1.7. A.
Hình 1.8. B.
Hình 1.9. C.

Câu 8.  Dân tộc nào thường sống trên các núi cao?
A. Dân tộc Thái.
B. Dân tộc Mông.
C. Dân tộc Tày.
D. Dân tộc Việt.

Câu 9.  Đồng bằng, ven biển là địa bàn cư trú của dân tộc nào?
A. Dân tộc Ba Na.
B. Dân tộc Lô Lô.
C. Dân tộc Việt.
D. Dân tộc Ê-đê.

Câu 10. Tây Nguyên là quê hương của các dân tộc nào?
A. Dân tộc Gia-rai.

B. Dân tộc Ê-đê.
C. Dân tộc Ba-na.
D. Dân tộc Tày.
C. Dân tộc Xơ-đáng.
o g) Dân tộc Kinh.

Câu 11. Nhà Rông là kiểu nhà của các Dân tộc nào?

A. Dân tộc Mường.
B. Dân tộc Thái.
C. Dân tộc Nùng.
D. Các dân tộc sống ở Tây Nguyên.

Câu 12.  Vì sao các dân tộc ít người ở miền núi thường sống trong nhà sàn?

A. Để tránh muỗi.
B. Để tránh nắng.
C. Để tránh ẩm thấp và thú dữ.
D. Để tránh lũ quét.

Câu 13.  Lễ hội Chùa Hương (Hình 1.12) là lễ hội của dân tộc nào?

A. Dân tộc Ba-na.
B. Dân tộc Hrê.
C. Dân tộc Brâu.
D. Dân tộc Việt (Kinh).

Câu 14.  Lễ hội đua voi và lễ hội đâm trâu là lễ hội của các dân tộc sống ở đâu?

A. Miền Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên.
D. Miền núi Đông Bắc Bắc Bộ.

Câu 15. Viết tên các lễ hội của dân tộc Việt (Kinh) dưới mỗi bức tranh tương ứng : (Lễ hội Cửa Lò, lễ hội Làng Sen, hội Lim) (Hình 1.15 ; 1.16; 1.17).

Hình 1.15 A………………………………
Hình 1.16 B……………………………….
Hình 1.17 C……………………………….

Câu 16.  Sắp xếp các dân tộc : Dân tộc Dao, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Việt theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
1 …………………..
2…………………….
3  …………………….
4  ……………………….

Câu 17.  Chợ “tình” là một phiên chợ độc đáo của một số dân tộc ít người sống ở miền núi phía Bắc nước ta, mọi người đến chợ “tình” để làm gì? (Hình 1.18)


A. Để trao đổi mua bán hàng hoá.
B. Để ca hát, nhảy múa.
C. Để kết bạn, tìm người yêu.
D. Để uống rượu.
 
Câu 18. Loại nhạc cụ nào đã cho dưới đây là sản phẩm độc đáo của dân tộc Việt (Kinh)?
A. Đàn Tơ-rưng.
B. Đàn bầu.
C. Đàn đá.
D. Đàn Klông-pút.

Câu 19.  Canh tác trên ruộng bậc thang là một hình thức canh tác khá phổ biến của các dân tộc sống ở đâu? (Hình 1.19)


A. Cao nguyên.
B. Trung du, miền núi.
C. Đồng bằng ven biển.
D. Các đảo

Câu 20. Các dân tộc sống ở miền núi sử dụng guồng nước để làm gì? (Hình 1.20)

A. Để đưa nước vào ruộng.
B. Để giã gạo.
C. Để dẫn nước trên nguồn về bản.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 21. Sắp xếp các dân tộc sau đây thành 3 nhóm theo địa bàn sinh sống chủ yếu :
(Dân tộc Mông, Thái, Mường, Ê-đê, Gia-rai, Nùng, Chăm, Hoa, Tày, Khơ- me, Dao, Xơ-đăng, Ba-na).
Trung du miền núi Bắc Bộ
 
Bắc Bộ Trường Sơn -Tây
 
Nguyên Nam Trung Bộ
và Nam Bộ

 
     
     
     

Câu 22. Nối tên các dân tộc với các làn điệu dân ca, điệu múa, nhạc cụ tiêu biểu của Dân tộc đó :
A. Hát then, hát lượn, múa chầu, múa Sliông, đàn tính
 
  1. Dân tộc Dao
B. Lượn phú, Sli giang, Nàng ới, múa quạt, múa khăn, đàn nhị, bộ xóc đồng lục lạc.
 
  2. Dân tộc Nùng
C. Páo dung, múa chuông, múa trống
 
  3. Dân tộc Tày


Câu 23. Dân tộc nào có điệu múa ô, múa khèn, thổi khèn môi?
A. Dân tộc Tày.
B. Dân tộc Nùng.
C. Dân tộc Dao.
D. Dân tộc Mông


ĐÁP ÁN:
 
1. C 2. D 3. D 4. B 5. C
6. A 7. B 8.B 9. C 11. D
12. C 13. D 14. C 17. C 18. B
19. B 20. D 23. D    
Câu 15. A – Lễ hội làng Sen
B – Lễ Hội Cửa Lò
C – Hội Lim

Câu 16. (Việt – Thái – Dao – Mông)
Câu 21. Các em tự làm
Câu 22. A. 3; B. 2; C.1

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây