Giải bài tập SGK Địa lí 7, bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.

Thứ hai - 02/04/2018 22:01
Giải bài tập SGK Địa lí 7, bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
Câu hỏi: Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc dưới hình thức gì?
 
Hoạt động kinh tế cổ truyền chủ yếu của các dân tộc sống trong hoang mạc là hình thức chăn nuôi du mục.
 
Câu hỏi: Quan sát các ảnh dưới đây, cho biết: ngoài chăn nuôi du mục, ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác (hình 20. 1, 20.2 SGK, trang 64)?
 
Các hoạt động kinh tế cổ truyền khác là:
 
Ở các ốc đảo, trồng cây chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau, đậu,... hoặc dùng lạc đà chuyên chở hàng hóa qua hoang mạc.
 
Câu hỏi: Quan sát các ảnh dưới đây, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc (hình 20.3, 20.4 trang 65 SGK)?
 
Với sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, con người đã chinh phục hoang mạc, khai thác các mỏ dầu, mỏ khí đốt, các loại khoáng sản và các túi nước ngầm trong lòng đất.
 
Hình 20.3 là cảnh trồng trọt, nơi có hệ thống nước tự động xoay tròn, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng.
 
Hình 20.4 là cảnh một khu khai thác dầu mỏ trong hoang mạc Sa-ha-ra ở An-giê-ri.
 
Câu hỏi: Nêu một số ví dụ để cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?
 
Diện tích hoang mạc trên thế giới đang ngày càng mở rộng, một phần do cát lấn, do biến động của khí hậu toàn cầu nhưng chủ yếu là do tác động của con người: khai thác đất mà không phục hồi, chăm sóc làm đất bị cạn kiệt; chặt cây xanh, lấy củi hoặc để cho gia súc ăn hết cây non.
 
Câu hỏi: Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
 
Biện pháp: Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng nước cổ truyền, khai thác nước ngầm bằng giếng khoan sâu, trồng rừng để ngăn chặn nạn cát bay, hạn chế sự phát triển của hoang mạc.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây