Hướng dẫn học Văn 8, Bài toán dân số

Thứ năm - 19/09/2019 10:51
Hướng dẫn học Văn 8, Bài toán dân số
 
Bài toán dân số
(Thái An)
A.TÌM HIỂU CHUNG
I. Thể loại
Văn bản này thuộc kiểu văn bản thuyết minh.
II. Bố cục
Văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần:
- Phần mở bài (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"...): tác giả nêu ra vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại.
- Phần thân bài (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ..;" cho đến "...sang ô thi 31 của bàn cờ"): tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới.
- Phần kết bài (từ "Đừng để cho..." đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.

B. GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
I. Nội dung
1 .a) Bố cục văn bản (xem mục A.II ở trên).
b) Các luận điểm được nêu ra trong phần thân bài là:
Luận điểm 1: Từ việc nêu ra bài toán cổ, tác giả đi đến kết luận: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ có một vài hạt thóc, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của bàn cờ là cả một con số vô cùng khủng khiếp.
- Luận điểm 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô của bàn cờ. Xét theo bài toán ấy thì đến năm 1995, dân số của loài người đã ở sang ô thứ 30 của bàn cờ.
- Luận điểm 3: Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn 2 rất nhiều), vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.
2. Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
Điều làm tác giả "sáng mắt ra" ấy là: không ngờ một vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra gần đây (vấn đề dân sô kê' hoạch hoá gia đình) thê' mà dường như nó đã được đặt ra từ thời cổ đại.
3.Nhập đề dưới hình thức một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái, phần kê của nhà văn đã vừa gây được sự tò mò, hấp dẫn của người đọc, vừa mang lại một kết luận rất bất ngờ ở phía cuối của câu chuyên kể. Lấy câu chuyện ấy làm tiền đề, tác giả đã so sánh ngay với sự bùng nổ và gia tăng dân số (cả hai đều tăng theo cấp số nhân). Cách so sánh ấy, quả thực đã làm cho người đọc hình dung một cách nhanh chóng đến tốc độ gia tăng kinh khủng của dân số. Và đây cũng chính là trọng tâm vấn đề mà bài viết muốn nêu lên.
4. Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là rất có ý nghĩa. Trước hết, nó thông tin cho người ta thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (ít như Việt Nam thì trung bình cũng là 3,7; nhiều như Ru-an-đa thì tới 8,1). Từ đó có thể thấy chỉ tiêu mỗi gia đình có hai con là rất khó khăn. Thứ hai, các con số thống kê còn cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.
Các nước được kể trong văn bản thuộc hai nhóm:
- Châu Phi: Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca.
- Châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.
Có thể rút ra nhận xét: Những nước kém phát triển ở hai lục địa nêu trên là những nước dân số tăng nhanh. Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự nghèo nàn lạc hậu, kinh tế chậm phát triến, văn hoá, giáo dục không được nâng cao... Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.
5. Văn bản này đem lại nhiều hiếu biết. Có thê kể ra những thu hoạch như:
- Biết được tốc độ gia tăng dân số là rất nhanh.
- Biết được vị trí của Việt Nam trong guồng quay dân số đó.
- Biết được mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân số với kinh tế, văn hoá, giác dục, y tế,...

II. Nghệ thuật
Văn bản chọn cách thuyết minh rất độc đáo. Sự so sánh tưởng như rất đơn giản vậy mà nó đã giúp tác giả minh họa thành công một vấn đề tưởng chừng rất khó thuyết minh.

III. Ý nghĩa
Bài thuyết minh cho ta thấy những nguy cơ của việc bùng nổ dân số trên thế giới, từ đó cảnh báo mỗi người cần phải nhận thức một cách đúng đắn hơn vấn đề rất nóng bỏng này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây