Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 06

Thứ năm - 05/09/2019 12:15
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 06
1. Nên gọi Nguyễn Du như thế nào?
A. Nhà thơ            B. Thi sĩ               C. Thi hào            D. Đại thi hào dân tộc

2. Tên tác phẩm?
A. Kim Vân Kiều truyện                             B. Đoạn trường tân thanh
C. Truyện Kiều                                  D. B và C đều đúng

3. Số câu thơ của Truyện Kiều là 3254 câu thơ lục bát.
A. Đúng                                            B. Chưa đúng

4. Có đúng ngoài “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn có 3 tập thơ chữ Hán và bài thơ Nôm “Văn chiêu hồn”?
A. Sai                                                                   B. Đúng

5. Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thứ chữ gì?
A. Chữ Hán                             B. Chữ Nôm                  C. Chữ Quốc ngữ

6. Hãy sắp xếp lại cho đúng diễn biến sự việc được kể trong “Truyện Kiều”.
A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc
B. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước
C. Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc
D. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ

7. Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải là ba nhân vật từng yêu thương, gắn bó với Thuý Kiều, có đúng không?
A. Không đúng.                                          B. Đúng

8. Ngoài Hoạn Thư còn có Mã Giám Sinh, Tú Bà, sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ưng, Khuyển (7 tên) đã bị Thuý Kiều báo oán, có đúng không?
A. Đúng                                            B. Không đúng

9. Giá trị tư tưởng lớn nhất của “Truyện Kiều” là gì?
A. Tinh thần dân tộc
B. Tinh thần yêu nước 
C. Nội dung hiện thực
D. Tinh thần nhân đạo
E. Cả C và D

10. Cách sắp xếp nào các ý sau trong đoạn “CTĩị em ThuýKiều” theo em là hợp lí nhất, đầy đủ nhất?
A. Giới thiệu Thuý Vân và Thuý Kiều.
B. Giới thiệu chung về hai chị em Thuý Kiều - giới thiệu vẻ đẹp Thuý Vân - giới thiệu tài sắc Thuý Kiều.
C. Giới thiệu chung về hai chị em Thuý Kiều - giới thiệu vẻ đẹp Thuý Vân - giới thiệu tài sắc Thuý Kiều - ca ngợi hai chị em Kiều là khách hồng quân, phong lưu, nền nếp.

11. Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp như thế nào?
A. Vẻ đẹp của một thiếu nữ khuê các.
B. Vẻ đẹp trang trọng, quý phái.
C. Vẻ đẹp của một giai nhân, trang trọng, đoan trang.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.

12. Thúy Kiều là người như thế nào?
A. Có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của một giai nhân tuyệt thế.
B. Vừa có sắc, vừa có tài, thi, họa, ca, ngâm.
C. Là tác giả khúc đàn “Bạc mệnh”.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.

13. Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau, chỉ tả Thuý Vân 4 câu mà lại tả Thuý Kiều đến 12 câu?
A. Vì Thuý Vân có vẻ đẹp phúc hậu.
B. Vì Thuý Vân sau này sẽ trở thành vợ của Kim Trọng.
C. Vì tác giả có dụng ý làm nổi bật phần hơn sắc tài của Thuý Kiều.

14. Nghệ thuật đặc sắc nhất của đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” là gì?
A. Nghệ thuật tự sự.
B. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng.
C. Nghệ thuật tả người đặc sắc.
D. Thơ lục bát giàu nhạc điệu, hình tượng.

15. Em hãy đọc 2 câu thơ sau và cho biết thời gian mà ba chị em Thúy Kiều đi du xuân là thời gian nào?
Ngày xuân con én đưa thoi, Thiêu quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.
A. Đầu xuân                                      B. Giữa mùa xuân
C. Cuối mùa xuân                                       D. Đầu tháng 3 (âm lịch).

16. Đoạn thơ sau đây được tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. 
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
                                           (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
A. Tự sự                                                      B. Miêu tả
C. Nghị luận                                               D. Biểu cảm

17. Thuật ngữ là gì?
A. Là những từ ngữ biểu thị khái niệm, công nghệ.
B. Thuật ngữ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
C. Gồm cả A và B.

18. Thuật ngữ khác từ ngữ thông thường như thế nào?
A. Có tính biểu cảm.
B. Thường có tính đa nghĩa.
C. Từ ngữ chỉ có một nghĩa.
D. Từ ngữ không có tính biểu cảm và chỉ có một nghĩa.

19. “Truyện Kiều” là tác phẩm tự sự bằng thơ lục bát. Trong ba bức tranh Xuân, Hè, Thu dưới đây được Nguyễn Du thể hiện bàng phương thức biểu đạt nào?
- Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

- Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

- Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
A. Tự sự                                            B. Miêu tả
C. Biểu cảm                                       D. Nghị luận

20. Đoạn thơ sáu câu dưới đây trích trong bài “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều) có những câu thơ nào là câu miêu tả?
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
A. Cả sáu câu trong đoạn thơ.
B. Câu 2, 3, 4 trong đoạn thơ.
C. Câu 1, 5, 6 trong đoạn thơ.

ĐÁP ÁN
1.D 2.D 3.A 4.B 5.B
6.D 7.B 8.A 9.A 10.C
11.C 12.D 13.C 14.C 15.D
16.B 17.C 18.D 19.B 20.C

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây