Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Miêu tả trong văn bản tự sự

Thứ năm - 05/09/2019 12:13
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Miêu tả trong văn bản tự sự
1. Ý nghĩa
Trong văn tự sự có các yếu tố sau: không gian, thời gian, cảnh vật, sự vật, nhân vật, các tình tiết diễn biến. Lời kể là quan trọng nhất, những yếu tố miêu tả tạo nên “xương thịt” câu chuyện. Những đoạn miêu tả trong văn tự sự để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc.
Ví dụ, Hình ảnh chú. Dế Mèn, tài sắc chị em Thúy Kiều, hình bóng Vũ Nương, ngồi trên kiệu hoa lướt giữa dòng sông Hoàng Giang, cảnh vườn quê chớm hè, cảnh Đôn Ki-hô-tê múa giáo đánh lũ cối xay gió, cảnh sắc hai cây phong, v.v... đó là những đoạn miêu tả hay, đẹp, thú vị. 

2. Miêu tả cái gì ?
- Cảnh sắc thiên nhiên làm cái nền, cái phông cho nhân vật.
- Con vật và sự vật.
- Nhân vật (con người): ngoại hình, cử chỉ hành động, ngôn ngữ, tâm lí...
- Miêu tả diễn biến sự việc.
Nên nhớ: tự sự (kể) là chủ yếu; miêu tả là bổ trợ. Có miêu tả thì truyện mới đậm đà. Nhưng miêu tả không được lấn át lời kể, làm mờ, làm chìm cốt truyện.

3. Những ví dụ:
a. Tả người:
... “Thấy Phan Lang dạt vào một cái động rùa ở hai đảo, có người đàn bà là Linh Phi trông thấy nói rằng:
- Đây là vị ân nhân cứu sống ta thuở xưa.
Linh Phi bèn lấy khăn dấu mà lau, lấy thuốc thần mà đổ, một chốc Phan Lang liền tỉnh lại. Phan trông thấy cung gấm đền dao thật nguy nga, lộng lẫy, mà chưa biết mình đã lọt vào cung nước của rùa thần. Linh Phi bấy giờ mình mặc áo gấm dát ngọc, chân đi giày có vân nạm vàng, cười bảo Phan Lang rằng:
- Tôi là Linh Phi trong động rùa, vợ vua biển Nam Hải, nhớ hồi còn nhỏ đi chơi ở bến sông bị người phường chài bắt được, ngẫu nhiên báo mộng, quả được nhờ ơn. Gặp gỡ ngày nay, há chẳng phải lòng trời xui khiến cho tôi có dịp đền ơn trả nghĩa?
Phi bèn đặt yến ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang. Dự tiệc hôm ấy có vô số những mĩ nhân, quần áo thướt tha, mái tóc búi xể. Trong số đó, có một người mặt chỉ hơi điểm qua một chút son phấn trông rất giống Vũ Nương. Phan có ý nhìn trộm, nhưng không dám nhận...”
(Chuyện người con gái Nam Xương)
Nguyễn Du đã dựa vào “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo ra “Truyện Kiều”.
- Giới thiệu gia thế Vương Viên ngoại, Thanh Tâm Tài nhân viết:
Khoảng năm Gia Tĩnh nhà Minh, ở thành Bắc Kinh có nhà Vương Viền ngoại tên là Lương Tùng, tự là Tử Trinh, vợ họ Hà, hai vợ chồng cùng hiền hậu, gia sản vào hạng trung bình, sinh hạ được hai con gái đầu lòng và một con trai út tên gọi là Vương Quan, cậu cũng theo đòi nghiệp nho. Con gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ là Thúy Vân, hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú. Riêng Thúy Kiều là có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa vờ lại tinh về âm luật, sở trường nhất là ngón Hồ cầm...”
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du giới thiệu:
Rằng: Năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà Viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung.
Một trai, con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”... 
- Miêu tả vẻ đẹp hai chị em Thúy Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả qua cảm nhận của Kim Trọng, tả Thúy Kiều trước, tả Thúy Vân sau:
Riêng phần Kim Trọng, trong khi cúi chào hai ả, cậu đã trộm liếc dong quang, thấy Kiều thì lông mi lá liễu, mày dài, đôi mắt long lanh như ngọc, nét mặt như làn thu thủy, màu da như sắc huê đào.
Còn Thúy Vân thì cũng đẹp, nhưng đẹp bằng cách đoan trang đầy đặn. Cái đẹp thiên nhiên không sao tả nổi. Cái đẹp của hai chị em nhà ấy đã làm cho chàng mê mẩn tâm hồn. Ngay giờ phút ấy chàng đã nhẩm ở trong dạ rằng: nếu không lấy được hai cô gái này, thì trọn đời quyết chẳng lấy ai”.
Trong “Truyện Kiều”, Nguyên Du lại tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau, dùng 4 câu thơ tả Thúy Vân, 12 câu tả Thúy Kiều:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bê tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai...”.
b. Miêu tả cảnh vật trong vân bản tự sự để tạo nên cái phông, cái nền, làm nổi bật sự việc và nhân vật
Ví dụ:
... “Ngày mồng 4 bỗng thấy quán ở đồn Ngọc Hồi chạy về cáo cấp. Thật là: “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”...
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp dóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.
                                           (Trích Hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”)
Ví dụ: Cảnh Sa Pa trong ánh mắt du khách:
... “Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bổng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe...”.
                                                                                  (Trích “Lặng lẽ Sa Pa”)
Ví dụ: Cuộc tạm biệt giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với chàng thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m đã diễn ra trong một khung cảnh như thế nào ?
.. “Bác sẽ trở lại nhé.
Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đang vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi vé phía chiếc xe đổ, im lặng rất lâu...”.
                                       (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây