Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Thuật ngữ

Thứ năm - 05/09/2019 12:10
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Thuật ngữ
1. Khái niệm
Thuật ngữ là gì ? - Từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ,.,, và thường được dùng trong các vân bản khoa học, kĩ thuật, công nghệ, thì gọi là thuật ngữ.
Ví dụ
- Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn và làm phụ gia chế biến thực phẩm.
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Hình học là ngành toán học nghiên cứu hình dạng, kích thước và vị trí tương đối của các vật. Có hình học phẳng và hình học không gian.
- Nguyên tố là chất cơ sở có điện tích hạt nhân nguyên tử không thay đổi trong các phản ứng hóa học, tạo nên đơn chất hoặc hợp chất.
                                                (Từ điển Từ Hán Việt- Phan Văn Các) 

2. Đặc điểm của thuật ngữ
2.1- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
2.2- Thuật ngữ không có tính hình tượng.
2.3- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
a. Ví dụ
- Chị bán cho tôi 1 kg muối.
“Ai ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
                                                                (Ca dao)
-> “Muối” trong câu “Chị bán cho tôi 1kg muối” là khái niệm (tinh thể, trắng, mặn, hòa tan, để ăn). Muối trong câu ca dao không còn là khái niệm nữa. “Gừng cay muối mặn” là hình tượng; “Chua ngọt” hàm nghĩa chỉ sự vui sướng, gian khổ. Chất cay của gừng, chất /mặn của muối thì không bao giờ thay đổi. Các từ ngữ như “chua ngọt”, “cay mặn” liên kết với nhau, phối hợp với các từ ngữ: “đã từng”, “xin đừng quên nhau” cùng với giọng điệu thiết tha (ai ơi) đã thể hiện một lời nguyền son sắt thủy chung trong tình yêu, tình vợ chồng.
b. Ví dụ
- Quán (cái quán): nhà nhỏ làm nơi bán hàng.
- Lều (cái lều): túp nhà nhỏ, gồm một hoặc hai mái che sơ sài.
Người thương ơi, cho em nhắn một điều
Dẫu mà mai quán chiều lều cũng ưng”.
                                                                                                 (Ca dao)
-> Trong 3 ví dụ trên đây, ví dụ nào chỉ khái niệm? Câu nào mang hàm nghĩa?

3. Ý nghĩa
- Cần nhận diện khái niệm trong các văn bản khoa học kĩ thuật với ngôn ngữ hình tượng, hàm nghĩa, biểu cảm trong văn bản văn học nghệ thuật.
- Biết sử dụng, tránh ngộ nhận.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây