Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm

Thứ ba - 03/09/2019 10:56
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm
1. Tác giả “Truyền kì mạn lục” là ai?
A. Nguyễn Du                                                 B. Nguyên Dữ
C. Nguyễn Trãi                                               D. Lê Thánh Tông

2. Hãy giải thích tên tác phẩm “Truyền kì mạn lục
A. Cuốn truyện truyền kì.
B. Cuốn sách ghi chép truyện hoang đường.
C. Cuốn tiểu thuyết ghi truyện li kì được lưu truyền trong dân gian.
D. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền.

3. Ý kiến nào là xác đáng trong 4 ý kiến cho rằng “Truyền kì mạn lục” là tập truyện có đặc điểm:
A. Văn xuôi cổ viết bằng chữ Hán.
B. Văn xuôi cổ (lối văn biền ngẫu), viết bằng chữ Hán.
C. Văn xuôi cổ (biền ngẫu), viết bằng chữ Hán, sử dụng nhiều thi liệu, văn liệu và điển tích.
D. Văn xuôi cổ (văn biền ngẫu), viết bằng chữ Hán, sử dụng nhiều thi liệu, văn liệu và điển tích; cuối mỗi truyện có lời bình; một số truyện có xen câu thơ, bài thơ. 

4. “Truyền kì mạn lục” được viết bằng:
A. Chữ Hán                     B. Chữ Nôm ,          C. Chữ Quốc ngữ

5. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện của tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
A. Đúng                                          B. Sai

6. Theo em, ý kiến nào là xác đáng trong những ý kiến sau?

A. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” của Lê Thánh Tông là hai tác phẩm khác nhau.
B. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” của Lê Thánh Tông là hai tác phẩm giống nhau.
c. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” của Lê Thánh Tông vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau:
- Giống nhau về đối tượng (nhân vật Vũ Nương), về đề tài (số phận của người phụ nữ), về cảm hứng nhân đạo.
- Khác nhau về ngôn ngữ (chữ Hán, chữ Nôm), về thể loại (truyện văn xuôi cổ/ thơ thất ngôn bát cú Đường luật), vv...

7. Nhân vật chính của “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai?
A. Trương Sinh                               B. Vũ Nương và Trương Sinh
C. Bé Đản                                        D. Phan Lang và Linh Phi

8. Phần 2 của “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa gì về nội dung và nghệ thuật?
A. Câu chuyện có hậu, cái kết có hậu.
B. Làm nổi bật chất thần kì của câu chuyện.
C. Khắc hoạ, tô đậm, hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương.
D. Thể hiện tính bi kịch và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
E. Tất cả A, B, C, D đều đúng.

9. Trong các câu văn sau, câu nào nói lên được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhan sắc của Vũ Nương - mẫu người phụ nữ lí trưởng ngày xưa?
A. Chàng Trương Sinh, mến Vũ thị Thiết vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ.
B. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
C. Có lẽ không thể giữ hình ẩn bóng ở đây, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
D. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

10. Câu này nói lên ước mong gì của Vũ Nương khi tiễn chồng lên đường ra trận?
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. 
A. Vũ Nương không màng công danh phú quý.
B. Vũ Nương chỉ cầu mong ngày chồng trở về bình yên, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc.
C. Cả A và B.

11. Câu văn này nói lên tâm trạng gì của Vũ Nương?
Nay đã bình rơi trám gãy, mây tạnh, mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
A. Lời tự thương đau khổ.
B. Lời oán trách chàng Trương.
C. Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng trước bi kịch, cảm thương mình mệnh bạc.
D. Khao khát được sống trong yên vui, hạnh phúc.

12. Câu văn biền ngẫu là câu văn có hai hay nhiều vế đối. Những câu văn sau có phải là văn biền ngẫu không?
- Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa; // trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú.
- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ.// Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ...
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng,// phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt...
A. Đúng là câu văn biền ngẫu                         B. Không đúng

13. Các chi tiết nghệ thuật sau đây cho thấy bút pháp đặc sắc gì của Nguyễn Dữ?
- ngõ liễu tường hoa
- bình rơi trâm gãy
- sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió
- khóc tuyết bông hoa rụng cuống
- kêu xuân cái én lìa đàn.
- v.v...
A. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ
B. Hình ảnh tượng trưng
C. Điển tích
D.Thi liệu, văn liệu (cổ điển)

14. Các chi tiết nghệ thuật sau đây được tác giả sử dụng bắt nguồn từ đâu?
- núi Vọng Phu
- ngọc Mị Nương
- cỏ Ngu Mĩ
- nghĩa Tào Nga,.hờn Tinh Vệ
- ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam.
v.v... 
A. Hình ảnh ẩn dụ
B.Hình ảnh tượng trưng
C. Thi liệu, văn liệu (cổ điển)
D. Điển tích

15. Ý kiến nào sau đây chính xác nhất nói lên giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”?
A. Giàu giá trị nhân đạo.
B. Cốt truyện li kì, hấp dẫn, chặt chẽ.
C. Kết hợp hài hoà yếu tố tự sự và trữ tình.
D. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc làm nổi bật bi kịch điển hình về người phụ nữ thời loạn lạc.
E. Tất cả A, B, C, D đều đúng.

16. Lúc nói và viết, nếu thực hiện đúng “nói có sách, mách có chứng” là như thế nào?
Ạ. Nói và viết huyên thuyên.
B. Nói và viết thiếu căn cứ.
C. Nói và viết có trích dẫn cụ thể.

17. Lúc nói và viết có mây cách dẫn thơ văn, số liệu...?
A. Một             B. Hai                      C. Ba               D. Nhiều cách

18. Đoạn văn sau đây được thể hiện bằng phương thức biểu đạt nào?
Phi bèn đặt yến ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang. Dự tiệc hôm ấy có vô số những mĩ nhân, quần áo thướt tha, mái tóc búi xể. Trong số đó, có một người mặt chì hơi điểm qua một chút son phấn trông rất giống Vũ Nương. Phan có ý nhìn trộm nhưng không dám nhận.
A. Tự sự                                                  B. Miêu tả
C. Tự sự kết hợp miêu tả                         D. Biểu cảm

19. Trong cuốn Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết:
Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
- Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?
Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
-Co...o...ó...!
Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biến người đã hoà làm một.
Hãy cho biết tác giả đã sử dụng cách dẫn nào?
A. Dẫn trực tiếp                                       B. Dẫn gián tiếp

20. Đoạn văn sau đây, người viết đã sử dụng cách dẫn nào?
Tình nhân ái là đạo lí, là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Ông bà, cha mẹ vẫn luôn luôn nhắc nhở con cháu biết yêu thương mọi người như thương yêu chính bản thân mình, phải biết san sẻ giúp đỡ bà con đồng bào, biết nhường cơm sẻ áo, biết “lá lành đùm lá rách “ cho nhau, nhất là những lúc gặp thiên tai, dịch hoạ, hoạn nạn... 
A. Dẫn trực tiếp              
B. Dẫn gián tiếp
C. Phối hợp cả hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

ĐÁP ÁN                                                     
1.B 2.D 3.D 4.A 5.A
6.C 7.B 8.E 9.B 10.C
11.C 12.A 13.D 14.D 15.E
16.C 17.B 18.C 19.A 20.C

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây