Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

Thứ hai - 02/09/2019 12:16
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
Các phương châm hội thoại
                                                   (Tiếp theo)
1. Tình huống giao tiếp
1- Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói cần phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. Tình huống giao tiếp gồm có: Nói với ai ? Nói về vấn đê' gì, chuyện gì ? Nói nhằm mục đích gì ? Nói ở đáu ? Nói khi nào ? Nói trong bao lâu ? Phải tự ý thức được đầy đủ như thế.
a. Ví dụ
Vua là người như thế nào ?
Ngày xưa vua Henri IV nước Pháp hay cưỡi ngựa đi săn trong rừng. Có một lần nhà vua mải miết theo dấu chân thú đi sâu vào rừng xa. Đến cạnh con suối, Henri gặp một người tiều phu đang ngồi nghỉ. Vua thân mật hỏi:
- Anh làm gì đó ? Ngồi chơi hay chờ đợi ai ?
- Thưa ông, tôi đang chờ xem vua Henri đi qua.
Người cưỡi ngựa, cặp mắt nheo lại, nhẹ bảo:
- Tôi cũng muốn được xem Vua đây. Anh hãy cùng tôi đi tìm nhà Vua, may ra mới được gặp.
Tiều phu vui vẻ leo lên ngựa ngồi sau lưng người lạ mặt. Hai người chuyện trò thân mật lắm. Gã tiều phu băn khoăn hỏi:
- Nhưng làm sao để biết rõ ai là vua Henri ?
- Ồ, dễ thôi mà. Anh hãy để ý, trước đám đông, người đội mũ chính là nhà vua đó.
Chỉ một lát sau, hàng trăm kị mã kéo đến. Họ xuống ngựa, tất cả đều ngả mũ, cúi đầu, mũ nón cầm tay. Bấy giờ, người lạ mặt ngoảnh lại, hỏi nhỏ gã tiều phu:
- Thế nào ? Anh đã biết ai là Vua chưa ?
Tiều phu thật thà nói:
- Đúng là ông hay tôi là vua. Vì ở đây chỉ có hai chúng ta còn đội mũ mà thôi.
- Đúng là anh và tôi đều đội mũ.
                                                                (Trích “Chuyện vui văn học gần xa)
- Cuộc gặp bất ngờ giữa người đi săn và gã tiều phu. Hai người nói chuyện “Vua là người như thế nào ?”. Họ gọi nhau một cách thân tình. “Anh”, “thưa ông”, “ông hay tôi”, “anh và tôi”... Hai người cùng ngồi chung một ngựa; vua Henri và gã tiều phu thân mật như đôi bạn thân đang dạo chơi trong rừng. Tiều phu đâu ngờ người khách lạ đang ngồi trên yên ngựa phía trước mình chính là vua Henri. Câu nói của tiều phu: “Đúng là ông hay tôi là vua”, và câu nói của vua Henri: “Đúng là anh và tôi đều đội mũ” đã làm cho câu chuyện thêm phần hóm hỉnh. Xưa nay đã có ai dám gọi vua là “ông” bao giờ ! Đọc truyện “Vua là người như thế nào ?” ta hiểu rõ tình huống trong hội thoại.
b. Các em hãy đọc văn bản sau, và cho biết tình huống giao tiếp được thể hiện qua những đặc điểm nào ?
... “Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu à cùng bà, bà bảo cháu nghe” 
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niêm tin dai dẳng...”
                                     (Trích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt)
-> Tại sao khi xóm làng bị giặc đốt phá “cháy tàn cháy rụi”, hai bà cháu ở trong túp lều tranh trên đống tro tàn, mà bà vẫn nhắc cháu:
“Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !” ?
c. Các em hãy đọc mẩu chuyện “Lời nói dối chân thật” và suy ngầm về cách ứng xử trong hội thoại:

Lời nói dối chân thật
Tôi đang ở trong bếp giúp mẹ pha trà thì nghe thấy tiếng vỡ loảng xoảng từ phòng khách. Lập tức tôi biết chắc điều gì đã xảy ra. Tôi chạy về phía phòng khách, nơi những người khách đang ở đó nhưng mẹ đã ngăn tôi lại.
- Gượm đã con gái - mẹ tôi nói. Con hãy đi vào phòng khách và xem như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Nhớ đừng tỏ ra là con đang buồn và giận họ con nhé.
- Nhưng mẹ ơi, làm sao con có thể xem như thể chưa có chuyện gì xảy ra được ? Mẹ cũng biết rõ chuyện gì đang xảy ra ở đó. Chiếc bình cổ của gia đình mình đã bị họ đánh vỡ mà. Mẹ thấy đúng không - và điều đó đối với con thật là tồi tệ.
Mẹ tôi mỉm cười tỏ ý tán thành:
- Mẹ biết con nói không sai. Chiếc bình quý có tuổi hơn 200 năm của gia đình ta giờ đã vỡ rồi. Nhưng chúng ta không thể để cho những người khách đó biết là chiếc bình đáng giá thế nào con ạ.
Nói xong, mẹ tôi bê khay trà vào phòng khách. Chiếc bình cổ vô giá giờ chỉ còn là những mảnh vụn nằm vung vãi trên sàn nhà. Và đứng cạnh đấy là một cậu bé 4 tuổi, con trai bà khách. Sự kinh hãi lộ rõ trên khuôn mặt mẹ của đứa nhỏ. Còn cậu nhóc vì sợ quá nên òa khóc.
- Tôi... Tôi... Tôi không hiểu sao... - Bà khách cố giải thích. 
- Được rồi, chị không có gì phải lo lắng cả. Đó chỉ là một chiếc bình cũ thôi mà. Nó chẳng đáng giá gì - mẹ tôi giải thích nhằm làm an lòng khách.
- Nhưng chiếc bình đã rơi xuống khỏi giá sách, bà khách nói với mẹ tôi.
- Ồ, chị đừng bận tâm vì điều đó. Chuyện cũng chẳng có gì to tát cả mà. Mời chị lại uống trà và cả cháu nữa. Đây là kẹo, cô cho cháu.
Sau khi những người khách đã ra về, tôi mới dám hỏi mẹ:
- Tại sao mẹ phải nói là chiếc bình chẳng đáng giá gì ? Mẹ biết rõ chiếc bình đó quý giá thế nào đối với gia đình ta mà.
- Thế mẹ có thể nói cách nào khác được chăng ? Liệu mẹ có thể nói chiếc bình đó vô giá thế nào à ? Và rằng cậu bé đã làm vỡ vật quý báu nhất của gia đình mình sao? Mẹ có nên nói như thế không nào, con gái ?
- Nhưng đó là sự thật và chúng ta chỉ nói đúng sự thật mà, mẹ - Tôi trả lời.
- Con à, nhưng không phải lúc nào ta cũng phải luôn nói sự thật. Mẹ giải thích cho tôi rõ: Có khi ta không cần thiết phải nói đúng sự thật. Đôi lúc, biết giấu đi cảm xúc thật của mình lại là cách cư xử hay nhất đó con.
                                                                  Phan Thị Anh Nga (Dịch từ Internet)
                                                                               (Thế giới mới số 605)
2- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
a. Do người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp, hay do một lí do khách quan nào đó.
Ví dụ:
Năm 1937, Nam Cao viết truyện “Nghèo” đăng ở “Tiểu thuyết Thứ Bảy số 158. Truyện kể về gia đình anh đĩ Chuột. Nhà quá nghèo. Vợ con phải ăn cháo cám. Bệnh tình kéo dài, anh đĩ Chuột cảm thấy mình chỉ làm khổ vợ con, bèn thắt cổ tự tử. Một truyện ngắn rất cảm động nói về bi kịch nghèo khổ, bệnh tật, cùng quẫn của người nông dân trước năm 1945.
Sự giao tiếp giữa mẹ con, vợ chồng, cha con đều không tuân thủ “phương châm về chất”.
- Mẹ nói với con nồi cháo cám là “chè”. Thằng cu đói quá thế mà chỉ ăn một xêu nhỏ đã “oẹ ra” rồi “khóc òa lên”.
- Vợ phải nói dối chồng là 3 mẹ con đã ãn “cơm gạo đỏ
- Bố phải nói dối con gái là lấy cho bố cái ghế buộc giậu và sợi dây thừng để mắc lại cái võng, nhưng thật ra là để thắt cổ, tự tử !
          Qua đó, ta thấy “sự nói dối” ở trong truyện này thật vô cùng thương tâm !
b. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Ví dụ:
Ca dao Việt Nam có hai bài nói về việc một cô gái nói dối về chuyện chồng con. Vì sao mà cô gái phải nói dối như thế ? Chắc là vì một lí do tế nhị nào chăng ?
b. 1-                              “Mình nói với ta mình hãy còn son,  
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò.
Con mình những trấu cùng tro,
Ta đi xách nước rửa cho con mình”.
                                   (Ca dao)
b. 2-                            “Mình nói với ta mình chửa có chồng,
Để ta mang cốm mang hồng sang sêu.
Ta sang mình đã lấy chồng,
Để cốm ta mốc, để hồng long tai.
Ngờ là long một long hai,
Ai ngờ long một trăm hai quả hồng”.
                                          (Ca dao)
c. Người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một ý nghĩa hàm ẩn nào đó.
Ví dụ:
Kho báu trong vườn cây
Một người làm vườn nhiều tuổi lúc sắp lìa cõi đời gọi hai người con trai đến cạnh giường. Người cha già chống cùi tay lên chiếc gối và chỉ tay ra vườn đằng sau cánh cửa sổ. Giọng ông đã yếu:
- Các con có nhìn thấy vườn kia không ?
Các con trả lời:
- Thưa cha, chúng con nhìn thấy.
Người cha nói:
- Đã nhiều năm, vườn này đã ban phát biết bao quả chín: cam vàng này, mơ thơm và những quả anh đào to và chói ngời hơn cả ngọc bích.
Các con trả lời:
- Thưa cha, xưa nay đó vẫn là một cái vườn quý của ta.
Người cha gật gù. Ông ta nhìn vào hai bàn tay chai sần vì chiếc cán mai, cán cuốc ông đã lao động suốt đời. Rồi ông nhìn bàn tay các con và thấy móng tay trau chuốt và các ngón tay trắng trẻo như tay thiếu nữ.
Người cha nói:
- Từ bé đến giờ, các con chưa hề đụng tay đến thuổng cuốc bao giờ, cả hai con đều thế ! Nhưng cha có giấu một kho báu ở trong vườn cho các con tìm lấy. Các con sẽ không bao giờ có kho báu đó trừ phi các con tự đào lấy. Kho báu ấy ở giữa hai cái cây lớn, không gần lắm mà cũng chẳng xa thân cây. Nó sẽ thuộc về các con nếu các con chịu khó đào lên. Chỉ có thế thôi. ít lâu sau, ông già mất. Thế là kho báu thuộc về các con. Không chút chậm trễ, hai cậu con trai vội lo việc đào bới tìm kho báu mà người cha đã hứa.
Các cậu con trai hết sức đào bới, ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, đào suốt dọc hàng cây ăn quả, không quá xa mà cũng không quá gần thân cây. Họ cuốc hết cỏ dại, nhặt hết đá không phải vì thích làm sạch vườn, tốt đất mà chỉ vì phải đào bới khắp nơi trong vườn để tìm cho ra kho báu. Mùa đông qua đi mùa xuân đến, và chưa bao giờ cây cam, cây mơ và anh đào nở nhiều lộc, nhiều hoa như vậy. Trông những cánh hoa đẹp như lụa. Rồi mùa hạ đến, ánh mặt trời rọi ấm khắp vườn và thỉnh thoảng vài đám mây rơi xuống thành những hạt mưa mát mẻ. Cuối cùng mùa hái quả đến. Nhưng hai anh em vẫn chưa tìm ra kho báu giấu ở đâu, dưới các rễ cây.
Họ bèn đi tìm người mua bán hoa quả ở một thành phố gần nhất. Biết bao quả chín rộ trĩu quả trên cành: cam chín đỏ ối, mơ vàng, anh đào to và óng ánh hơn cả hồng ngọc. Người mua quả nhìn đến thích mắt. Ông ta nói:
Đây là một mùa quả đẹp nhất mà tôi từng biết. Tôi sẽ trả cho các anh ba mươi bao bạc”.
Ba mươi túi bạc là số tiền lớn nhất mà hai anh em chưa từng có cho đến nay. Hai anh em sung sướng nhận lời bán và cất các túi tiền vào nhà, trong khi người mua hàng bận rộn chuyên chở các thúng quả đi xa.
Người thương nhân còn dặn:
- Sang năm, tôi sẽ đến mua nữa. Tôi thích mua những mùa trái như thế này. Các anh đã cuốc xới, chăm bón, lao động nhiều biết mấy.
Ông ta đi xa rồi. Hai anh em vẫn còn ngồi lại trên đống bao bạc. Bàn tay họ chai sần, và mòn xước đúng như hai bàn tay ông già làm vườn khi ông qua đời.
Người anh nói lên:
- Những trái cam đỏ ối, những quả táo và anh đào lớn và đẹp hơn cả hồng ngọc, anh tin rằng đây là kho báu mà chúng ta đào bới suốt năm, đích thực cái kho báu mà cha của chúng ta đã trăn trối lại.
                                                                                  (Trích truyện “Ngụ ngôn Ê-Dốp)
 Tại sao người bố trước khi chết lại nói với hai con trai về kho báu mà không nói thẳng với hai con về bài học cần cù làm ăn, chăm chỉ lao động?

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây