Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Sự phát triển của từ vựng

Thứ tư - 04/09/2019 12:39
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Sự phát triển của từ vựng
Từ vựng của Tiếng Việt ngày một phát triển trở nên giàu có. Sự phát triển của từ vựng theo hai phương thức: 1, cấu tạo từ ngữ mới; 2, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
1. Cấu tạo từ ngữ mới.
a. Phát triển vĩ tố (yếu tố đuôi), hậu tố (yếu tố sau):
+ điện thoại -> điện thoại 4- bàn -> điện thoại bàn.
—> điện thoại + di động —> điện thoại di động.
+ kinh tế -> kinh tế + biển —> kinh tế biển.
-> kinh tế + trang trại —> kinh tế trang trại.
—> kinh tế + thị trường —> kinh tế thị trường.
b. Phát triển, bổ sung tiên tố (yểu tố trước).
Ví du:
Từ gốc Nghĩa của từ gốc Từ ngữ được phát triển
Tâm Lòng hảo tâm, lương tâm, lao tâm, kiên tâm, bình tâm, vô tâm, tận tâm, tà tâm, manh tâm...
 
Hữu Bạn ái hữu, bạn hữu, bằng hữu, chiến hữu, giao hữu...
 
Thế Sức mạnh của quyền hành quyền thế, uy thế, ỷ thế, cậy quyền cậy thế...
 
Tân Mới cách tân, duy tân, tống cựu nghênh tân, trai tân, gái tân,...
 

2. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Về mặt nguồn gốc, từ vựng tiếng Việt được chia thành 2 lớp từ: từ thuần Việt và từ mượn.

2.1- Từ thuần Việt là từ do ông cha ta, nhân dân ta sáng tạo nên. Còn gọi là từ thuần Nôm.
Ví dụ: Đoạn thơ dưới đây gồm toàn từ thuần Việt:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”... mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”.
                                         (“Đất Nước” - Nguyễn Khoa Điềm)
Bài thơ sau đây tác giả đã dùng hai từ mượn rất độc đáo, diễn tả tâm trạng một người thi hỏng “cười ra nước mắt”. Càng hài hước càng cay đắng!
Mai mà tớ hỏng
                       Tú Xương
Mai mà tớ hỏng tớ đi ngay,
Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày.
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín,
Thi không ăn ớt thế mà cay !
Sách đèn phó mặc đàn con trẻ,
Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày.
Hẩu lố, mét-xì thông mọi tiếng,
Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.
                                                (1906)
_________
* Hẩu lố: tiếng Tàu (Quảng Đông) nghĩa là: tốt, được.
* Mét-xì: tiếng Pháp, nghĩa là: cám ơn.

2.2- Từ mượn của tiếng nước ngoài. Nhiều nhất là từ Hán Việt. Còn có một số ít tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga.
Ví dụ:
- Mượn tiếng Hán: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,...
- Mượn tiếng Pháp: ga-ra ô tô, xà phòng, xăng,...
- Mượn tiếng Anh: mít tinh, ti-vi, buyn đinh,...
- Mượn tiếng Nga: xô viết, Xpút-ních,...
- “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. 

2.3- Từ mượn đã làm cho Tiếng Việt thêm giàu có, đáp ứng ngày một cao sự phát triển về tư tưởng, văn hóa và học thuật của nước nhà. Hầu như các thuật ngữ khoa học là từ mượn. Có nhà ngôn ngữ học cho biết số lừ Hán Việt chiếm đến 60% trong từ vựng Tiếng Việt (?). Từ mượn góp phần hiện đại hóa ngôn ngữ dân tộc. Chúng ta phải biết sử dụng thành thạo Từ điển để nâng cao vốn từ ngữ và học tập cách sử dụng từ mượn đúng và hay.

2.4- Cần chú ý:
- Lúc nói và viết, cần biết sử dụng sáng tạo những từ ngữ mượn từ ngữ của nước ngoài, nhất là từ Hán - Việt.
- Chỉ sử dụng từ Hán - Việt khi không có từ thuần Việt cùng nghĩa hoặc để tạo nên phong cách trang trọng, biểu cảm. Tránh lạm dụng từ mượn vì lạm dụng từ mượn sẽ làm bài viết, lời nói mất đi vẻ đẹp trong sáng.
- Phải sử dụng Từ điển Tiếng Việt, đọc chú thích để hiểu nghĩa từ mượn từ khó, từ Hán - Việt.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây